Quý II/2015, một trong những diễn biến quan trọng trên TTCK Việt Nam là sự chuyển biến về chính sách, với việc sửa Nghị định 58, trong đó có đề xuất về phương án nới room cho NĐT nước ngoài.
Bên cạnh đó, Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg vừa có hiệu lực, sẽ buộc các DNNN sau IPO phải đưa cổ phiếu vào sàn giao dịch tập trung, mở ra cơ hội cho TTCK thu hút thêm một lượng hàng hóa lớn, làm tăng tính đa dạng của thị trường và tăng sự lựa chọn cho NĐT.
Để tạo cầu nối thông tin giữa NĐT với nhà quản lý và lãnh đạo một số DN lớn, Báo ĐTCK tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sức bật của TTCK quý II”.
Cuộc giao lưu sẽ là diễn đàn để NĐT cả nước trao đổi trực tuyến với lãnh đạo UBCK, lãnh đạo Sở GDCK, DN niêm yết, CTCK về khả năng chuyển động chính sách mới; triển vọng kinh doanh của các DN và dự báo về địa chỉ sinh lợi an toàn cho đồng vốn đầu tư.
Cuộc giao lưu diễn ra vào 9h - 11h, thứ Tư, ngày 15/4/2015 tại Trụ sở Báo Đầu tư, 47 Quán Thánh, Hà Nội và tại trụ sở Sở GDCK TP. HCM (HOSE), 16 Võ Văn Kiện, quận 1, TP. HCM.
Các khách mời tham gia cuộc giao lưu gồm:
1. Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK
2. Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM
3. Ông Đỗ Văn Tuấn, Giám đốc Phòng Thẩm định Niêm yết Sở GDCK Hà Nội.
4. Ông Ninh Văn Quỳnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
5. Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)
6. Bà Hoàng Hải Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Dầu khí (PSI)
7. Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)
8. Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC)
9. Ông Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG)
10. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG)
11. Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng Phòng phân tích CTCK Sacombank (SBS)
Trọng HIếu, Phú Nhuận TP.HCM : Xin ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC cho biết, tình hình nợ của HBC hiện nay như thế nào và thanh khoản của HBC ở mức độ nào? Các ngân hàng có dành cho HBC mức lãi suất hợp lý hay không?
Ông Lê Viết Hải:
Hiện nay, tổng nợ của khách hàng khá cao, khoảng gần 2.500 tỷ đồng trong đó có các khoản phải thu khách hàng là 780 tỷ đồng và phải thu theo tiến độ là 1.700 tỷ đồng. Như vậy, trong 780 tỷ đồng khoản phải thu của khách hàng, có một số khoản nợ chậm thu hồi phải trích lập dự phòng, tổng các khoản dự phòng này là 216 tỷ đồng. Theo chúng tôi đánh giá, khoản trích lập dự phòng nói trên có khả năng sẽ được hoàn nhập trên 50% trong năm 2015 này vì nhiều khách hàng lớn đã có tình hình tài chính được cải thiện và bắt đầu thanh toán cho HBC theo tiến độ cam kết.
Chúng tôi chủ trương là thực hiện trích lập dự phòng theo đúng các chuẩn mực kế toán.
HBC luôn có khoản tiền và tương đương tiền đảm bảo cho hoạt động của Công ty trên 2 tháng. Theo BCTC trong suốt 8 quý liên tiếp chưa bao giờ khoản tiền mặt này dưới 600 tỷ đồng. Vì vậy, HBC chưa bao giờ để nợ lương nhân viên, nợ nhà cung cấp nợ nhà thầu phụ và luôn thanh toán đúng hạn các khoản lãi và nợ đến hạn của ngân hàng. Chính vì vậy mà các ngân hàng đều đánh giá mức tín nhiệm cho Hòa Bình rất cao và dành cho Công ty mức lãi suất ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
tindochungkhoan, Hà Nội : Bảng Top 30 cổ phiếu của TVSI trên Báo ĐTCK rất hữu ích. Công ty có thống kê các mã sẽ trả cổ tức cao hoặc tỷ suất lợi tức cao trong thời gian tới hay không, xin được chia sẻ một số mã?
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Chào bạn. Bạn có thể vào trang web: finance.tvsi.com.vn để tham khảo,
Minh Đức, nhà đầu tư : Hết quý I DCM đạt kết quả kinh doanh ra sao? Dự báo triển vọng lợi nhuận năm nay của DN như thế nào so với năm ngoái?
Ông Bùi Minh Tiến:
Căn cứ vào Giấy phép kinh doanh do Sở KHĐT tỉnh Cà Mau cấp, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chính thức hoạt động từ ngày 15/01/2015. Vì vậy, kết quả kinh doanh quý 1/2015 của PVCFC cũng sẽ được tính ngày 15/01/2015 đến ngày 31/03/2015, cụ thể: doanh thu đạt trên 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 195 tỷ đồng.
Công ty PVCFC xây dựng kế hoạch lợi nhuận năm 2015 là 659 tỷ đồng, tương đương với 12% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với những khởi đầu thuận lợi trong quý 1/2015, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch.
Đức Trí, nhà đầu tư : Cổ phiếu PSI bao giờ sẽ khởi sắc, điều này phụ thuộc hoạt động DN? Xin bà Hải Anh cho biết những giải pháp để Công ty hoạt động hiệu quả hơn?
Bà Hoàng Hải Anh:
Trước mắt, để có thể hoạt động hiệu quả hơn, PSI đang tập trung nâng cao chất lượng tài sản và chất lượng dịch vụ. Từ thời điểm sau Tết Ất Mùi, chúng tôi đã thực hiện tái cấu trúc một cách đồng bộ, tuyển dụng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, thay đổi cơ chế lương thưởng, nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, củng cố thị trường trong ngành và mở rộng phát triển thị trường ngoài ngành là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Chúng tôi hy vọng với những hành động cụ thể này, thời gian tới PSI sẽ dần nâng cao được hiệu quả hoạt động, mở rông thị phần, gia tăng doanh thu, tối đa hóa khả năng sinh lời.
Hằng Thu, nhà đầu tư : Bà Hải Anh còn rất trẻ so với các lãnh đạo CTCK khác trên thị trường. Bà có chịu áp lực lớn hay không khi điều hành DN hay bà chỉ tạm điều hành trong thời gian PSI chưa tìm được Tổng giám đốc?
Bà Hoàng Hải Anh:
Rất nhiều người đã hỏi tôi câu hỏi này, thực sự rất may khi tôi có 1 số người bạn cùng khóa hiện cũng đang là CEO của 1 số công ty chứng khoán, vì vậy tôi có 1 “nguồn” để học hỏi cũng như cộng tác trong công việc. Việc kiêm nhiệm 2 chức danh quan trọng của 1 công ty không thể nói là không có áp lực, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của PSI. Đôi lúc tôi cũng gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian để làm tốt được cả 2 vai trò. Vì vậy, nếu tìm được người đạt tiêu chuẩn, PSI sẽ tuyển dụng vị trí CEO để có thể cùng tôi phát triển PSI xứng tầm.
Trần Hoàng Nguyên Minh, NĐT, Tân Phú, TP. HCM : Xin chào các diễn giả tham gia buổi giao lưu. Tôi muốn gửi tới lãnh đạo và chuyên gia công ty chứng khoán tham gia buổi giao lưu một câu hỏi: Thị trường hiện rất èo uột và khó tăng điểm, dù thông tin kinh tế vĩ mô khả quan. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài Thông tư 36 của NHNN, thì lý do khiến thị trường khó tăng điểm là do làn sóng IPO sắp diễn ra. Ngoài việc cạnh tranh dòng tiền với thị trường niêm yết, thì có khả năng các nhà đầu tư lớn cũng không muốn thị trường tăng quá mạnh để thuận lợi trong việc mua cổ phiếu IPO. Các ông, bà có nghĩ như vậy không?
Ông Nguyễn Hồng Khanh:
Khi thị trường tăng trưởng thì các hoạt động IPO, phát hành thêm sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Với các doanh nghiệp IPO thì vấn đề quan trọng là bản thân nội tại doanh nghiệp sẽ quyết định tiến trình IPO có thành công hay không. Tôi cho rằng, thị trường yếu cũng góp phần gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khi IPO, nhưng đó không phải là vấn đề quyết định.
Thu Hồng, công chức : Xin hỏi, việc niêm yết thẳng của DCM được thực hiện như thế nào. Các thủ tục ra sao?
Ông Bùi Minh Tiến:
Việc niêm yết của PVCFC tuân thủ đúng các quy định của Nghị định 58/NĐ-CP về niêm yết chứng khoán. Để thực hiện niêm yết thẳng, PVCFC phối hợp cùng PSI đã báo cáo trong các cuộc họp Ban Chỉ đạo CPH, phối hợp thực hiện chuẩn bị hồ sơ niêm yết trước gửi cho HSX xem xét, cho ý kiến, điều chỉnh phù hợp để ngay sau khi chuyển thành công ty cổ phần, có hồ sơ chính thức sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất việc Niêm yết cổ phần của PVCFC. PVCFC/PSI đã cùng đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc dự kiến trước để UBCKNN, HSX đồng ý tạo tiền đề cho việc niêm yết thành công cổ phiếu DCM tại HSX.
Trong quá trình thực hiện, DCM và PSI đã đề ra lộ trình chi tiết, bám sát các công việc, nội dung thực hiện với HSX (Hoàn tất thủ tục đấu giá, thu tiền, điều lệ, quy chế quản trị, tỷ lệ HĐQT độc lập,....), với UBCKNN (đăng ký công ty đại chúng), với Trung tâm lưu ký (chốt danh sách cổ đông, đăng ký lưu ký), với Sở KHĐT tỉnh Cà Mau (đại hội cổ đông thành lập, đăng ký DN, đăng ký mẫu dấu công ty cổ phần). Hàng ngày tổ chức rà soát công việc, tổ chức tốt công tác điều phối, theo dõi và bám sát lộ trình, đánh giá việc nào chậm trễ sẽ dẫn đến chậm tiến độ và đề xuất giải pháp/kiến nghị xử lý kịp thời. Ngoài ra, PVCFC/PSI cũng đã rà soát và yêu cầu đơn vị kiểm toán kiểm tra lại các điều khoản về báo cáo tài chính, kiểm toán viên... được chấp thuận toàn bộ, đúng điều kiện niêm yết tại HSX.
Bà Trần Anh Đào:
Điều tiên quyết để có thể niêm yết thẳng sau khi cổ phần hóa như Đạm cà Mau là sự quyết tâm của chủ sở hữu doanh nghiệp, ban chỉ đạo cổ phần hóa, ban lãnh đạo doanh nghiệp, từ đó có sự phối hợp chặt chẽ với Sở GDCK, tổ chức tư vấn lên lộ trình cụ thể và kiên quyết thực hiện từng bước theo lộ trình. Cụ thể như sau:
· Quyết định và phương án cổ phần hóa do cấp có thẩm quyền thông qua cần nêu rõ nội dung bán đấu giá để cổ phần hóa gắn với niêm yết ngay trên Sở GDCK;
· Phối hợp với Sở GDCK, tổ chức tư vấn rất chặt chẽ trong từng khâu ngay từ khi chuẩn bị hồ sơ đấu giá cổ phần. Doanh nghiệp nên cử nhân sự chuyên trách phụ trách về hồ sơ và các phòng ban của doanh nghiệp cũng cần làm việc hết sức tích cực, hợp tác cùng với tổ chức tư vấn trong quá trình công ty làm việc với các cơ quan thẩm quyền để thực hiện đấu giá, dự thảo các tài liệu như Bản cáo bạch, Điều lệ công ty..., đăng ký kinh doanh, kiểm toán báo cáo tài chính, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết.
· Doanh nghiệp chú ý khi kiểm toán BCTC cần chọn công ty thuộc danh sách đươc UBCKNN chấp thuận, lên kế hoạch kiểm toán với tổ chức kiểm toán để có thể hoàn thành BCTC kiểm toán kịp thời. Doanh nghiệp thường bị chậm khâu này, nhất là kiểm toán BCTC sau khi bán đấu giá cổ phần hóa.
· Hợp tác với UBCKNN, Sở GDCK, TTLKCK để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao
Trong thời gian tới sẽ có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán theo sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương. Thông qua trường hợp của Đạm Cà Mau, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện đấu giá bán cổ phần và niêm yết trên HOSE với lộ trình phù hợp và vẫn đáp ứng các quy định về thời gian. HOSE cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đấu giá và niêm yết, hướng dẫn tận tình và kịp thời góp ý, tư vấn, hỗ trợ, yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ, xử lý hồ sơ nhanh chóng giúp doanh nghiệp hoàn tất kịp tiến độ đề ra.
Ví dụ cụ thể về trường hợp của Đạm Cà Mau:
- Ngày 11/12/2014: Đạm Cà Mau thực hiện đấu giá trên HOSE với tổng khối lượng đưa ra đấu giá là 128.951.300 cổ phần với giá khởi điểm là 12.000 đồng/cp. Đã có 1.303 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá với khối lượng đăng ký mua cao hơn 10% khối lượng chào bán. Cuộc đấu giá đã thành công với khối lượng 100% cổ phần đưa ra đấu giá đã được nhà đầu tư đặt mua và giá trúng bình quân là 12.251 đồng/cổ phần.
- Ngày 09/01/2015: Đạm Cà Mau tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần
- Ngày 15/01/2015: Đạm Cà Mau nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
- Ngày 13/02/2015: Đạm Cà Mau nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu trên HOSE
- Ngày 11/03/2015: UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của công ty
- Ngày 17/03/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho công ty với mã chứng khoán là DCM
- Ngày 20/03/2015: Đạm Cà Mau được HOSE cấp quyết định niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của công ty trên HOSE là 31/03/2015.
Bà Trần Anh Đào (trái)
Nguyễn Hưng, Vĩnh Phúc : Vừa qua Chủ tịch của TIG Nguyễn Phúc Long có cho cổ đông tham dự ĐHCĐ 2015 biết: Dự án Khu nhà ở lô đất 8.1 Mỹ Đình (Hà Nội) sắp đủ điều kiện mở bán công khai. Vậy xin ông cho biết, hiện tại thủ tục pháp lý triển khai dự án đến thời điểm này đang trong trạng thái nào, bao giờ TIG khởi công, dự kiến tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, bằng nguồn nào (đi vay hay liên doanh, vốn tự có), bao giờ TIG mở bán, các sản phẩm tại dự án này là gì, mức giá khoảng bao nhiêu?
Ông Nguyễn Phúc Long:
Dự án Khu nhà ở lô đất 8.1 Mỹ Đình (Hà Nội) đã được TIG hoàn thiện toàn bộ các thủ tục pháp lý đủ điều kiện để mở bán công khai từ năm 2014. Dự án đã khởi công từ năm 2014 và đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, khuôn viên cảnh quan, giao thông nội bộ và đã đầu tư xây dựng nhiều móng nhà để bàn giao cho khách hàng phối hợp xây thô.
Tổng mức đầu tư của Dự án Khu nhà ở lô đất 8.1 Mỹ Đình (Hà Nội) khoảng 150 tỷ đồng, bao gồm chi phí đầu tư xây thô 46 căn biệt thự- liền kề. Dự án này TIG thực hiện đầu tư xong phần móng và tạo điều kiện cho khách hàng phối hợp tự triển khai xây dựng phần thô, nội thất. Đây là giải pháp hầu hết khách hàng mua nhà mong muốn, khách hàng được chủ động quản lý chi phí đầu tư và nhu cầu sử dụng. Cách thức bán hàng này giúp TIG giúp cho Dự án hấp dẫn nhà đầu tư hơn, vì đây là một trong số không nhiều Dự án đất nền liền kề còn lại tại khu vực nội đô.
Hiện tại, Dự án đang được đầu tư bằng 100% nguồn vốn tự có của TIG. TIG cũng đã tiến hành bán một số căn trong năm 2014 và sẽ tổ chức mở bán một đợt tiếp theo trong khoảng tháng 5/2015.
Nhà đầu tư quan tâm đến Dự án có thể tới liên hệ với Sàn giao dịch BĐS Thanglong Invest Group tại Tầng 5, Charm Vit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội, để được cung cấp các thông tin chi tiết hơn về Dự án.
Hà Ngọc Mai, Hà Nội : Xin hỏi ông Nguyễn Văn Dũng, tôi thấy nhiều CTCK công bố lợi nhuận quý 1/2015 khá thấp so với cùng kỳ, nhiều CTCK còn có nguy cơ lỗ. Về phía TVSI thì sao? Tự doanh của Công ty có bị ảnh hưởng nhiều không. Xin cảm ơn ông?
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Như tôi đã trả lời, TVSI có lợi nhuận trong quý 1/2015, hoạt động tự doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng từ biến động thị trường nên khả năng kiếm lợi từ hoạt động này cũng khó khăn hơn so với năm ngoái.
Lưu Trung Thế, Hà Đông, Hà Nội :
Năm 2014, một DN niêm yết tôi đầu tư có được trao giải Báo cáo thường niên tại Sở GDCK TP. HCM. Tôi cũng thấy vinh dự, tuy nhiên, khi đọc kỹ báo cáo thường niên của DN này, tôi thấy DN vẫn chủ yếu thông tin những gì đã cũ, không đề cập nhiều đến hiện trạng quản trị DN hay những mối quan hệ nội bộ liên quan đến lợi ích. Xin hỏi bà Trần Anh Đào, Phó tổng HOSE, năm nay, Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên có nâng cao tiêu chuẩn đánh giá về quản trị doanh nghiệp không? Cổ đông chúng tôi rất cần điều này, vì để đánh giá DN tốt, trước hết DN phải minh bạch và quản trị tốt.
Bà Trần Anh Đào:
BCTN của DN được công bố vào khoảng thời gian tháng 3-4 hàng năm, đây là tài liệu tổng kết hoạt động của DN trong năm và phương hướng trong năm tới. Do vậy, DN có thể chưa cập nhật những biến động trong những tháng đầu năm.
Sở GDCK TP.HCM kết hợp với Báo Đầu tư và nhà tài trợ là Công ty quản lý quỹ Dragon Capital đã tổ chức cuộc Bình chọn BCTN cho cac DNNY đến nay là năm thứ 8. Từ năm 2013, hệ thống giải có thêm giải thưởng cho báo cáo phát triển bền vững. Đến năm 2014 có thêm giải về quản trị công ty. Năm 2015, để tăng cường chất lượng BCTN thì tiêu chí đánh giá được nâng cao hơn, trong đó cac DN công bố BCTN chậm, có những ý kiến ngoại trừ của kiểm toán và có vi phạm về nghĩa vụ CBTT trong năm sẽ không được tham gia bình chọn.
Thực tế cho thấy, qua 8 năm, BCTN của DNNY đã được cải thiện rõ rệt về chất lượng cũng như được công bố đầy đủ kịp thời cho NĐT. Đây chính là mục đích chính của cuộc Bình chọn.
Về giải quản trị công ty, hội đồng bình chọn có bộ tiêu chí đánh giá về các cơ chế quản trị công ty phù hợp với các quy định hiện nay và có cho điểm thưởng với các công ty có thực hiện theo cac thông lệ tốt của thế giới. Chẳng hạn, tiêu chí đánh giá về cơ cấu hội đồng quản trị, cơ chế phối hợp giữa HĐQT và ban điều hành, việc thực hiện theo các quy định tại điều lệ công ty, cơ chế bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ...
Thành Nam, cán bộ ngành dầu khí : DCM dự kiến cổ tức năm 2015 là bao nhiêu? Nếu lợi nhuận vượt kế hoạch, Công ty có khả năng chia cổ tức cao hơn hay không?
Ông Bùi Minh Tiến:
Theo Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 09/01/2015 ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức năm 2015 là 8%. Tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, mức chia cổ tức sẽ được điều chỉnh phù hợp với kết quả kinh doanh trong năm 2015.
Hoàng Bá Long, 40 tuổi, Nha Trang :
Xin gửi đại diện của PSI:
1. Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước tác động đến nguồn cung vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ của các CTCK, nhưng sẽ là cơ hội cho các công ty có nguồn vốn dồi dào. Xin hỏi, nguồn vốn dành cho nghiệp vụ margin và tình hình margin của nhà đầu tư tại PSI như thế nào?
2. Dự kiến, TTCK phái sinh sẽ đi vào hoạt động từ năm 2016, nhưng điều kiện để các CTCK tham gia thị trường này khá cao như tham gia tự doanh thì vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tối thiểu 600 tỷ đồng, còn thực hiện môi giới thì con số này là 800 tỷ đồng. Khả năng tham gia thị trường phái sinh của PSI như thế nào?
Bà Hoàng Hải Anh:
Về câu 1, hoạt động cung cấp margin của PSI hiện tại vẫn đang ở mức độ bình thường, chúng tôi vẫn tiếp tục phát triển các dịch vụ, trong đó có dịch vụ margin để tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong việc ra các quyết định đầu tư.
Về câu 2, chứng khoán phái sinh là sản phẩm mới của TTCK, cùng với sự chuẩn bị của UBCK và các Sở giao dịch, PSI đã lên kế hoạch chuẩn bị và hiện đang triển khai từng bước kế hoạch này.
Diệp Anh - , Kinh doanh - TP. HCM : Năm 2015, TTCK được dự báo sẽ có sự khởi sắc hơn năm 2014 và là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, quý I vừa qua, thị trường chịu áp lực điều chỉnh lớn, một phần do sức ép từ việc rút vốn của khối ngoại, một phần thiếu các thông tin hỗ trợ về chính sách. Các ông/bà có thể cho biết, trong quý II này, TTCK có điểm hỗ trợ nào về chính sách? Theo các chuyên gia, TTCK quý II và cả năm 2015 sẽ có diễn biến như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Khanh:
Chào bạn Diệp Anh! Hoạt động chứng khoán quý 1 vừa qua khá khó khăn khi thị trường bị tác động tâm lý từ Thông tư 36 ảnh hưởng đến dòng tiền và cả hoạt động bán ròng liên tục của khối ngoại trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể thấy trong quý 1 vừa qua hoạt động rút vốn của khối ngoại không đáng kể và nếu so với cùng kỳ năm trước, dòng tiền đầu tư của khối ngoại vẫn khá ổn định. Trong thời gian tới, hoạt động cổ phần hóa DNNN sẽ diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu thúc bách thị trường có thêm nhiều sản phẩm chất lượng hơn.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng Phòng phân tích CTCK Sacombank (SBS)
Tôi cho rằng, Chính phủ sẽ có những cơ chế thông thoáng hơn, kích thích dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán. Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp năm 2014 và dặc biệt năm nay một số ngành dự báo nhiều khả quan là nền tảng cơ bản cho thị trường tăng trưởng. Thị trường có thể có những giai đoạn điều chỉnh, nhưng sẽ không đáng kể và xu hướng chung sẽ là tăng trưởng trong năm nay.
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Theo tôi, quý II/2015, TTCK phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất là việc sửa đổi Nghị định 58 về mở room cho nhà đầu tư nước ngoài và thứ hai là phụ thuộc vào động thái của các quỹ ngoại có tiếp tục bán ròng không? Diễn biến của thị trường trong quý II/2015 và cả năm 2015 sẽ phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố vừa nêu trên.
Nguyễn Tuấn Kiệt, Thái Nguyên : Khả năng mở rộng năng lực sản xuất trong năm 2015 cùng với việc canh tranh nhân lực với các dự án FDI lớn tại Thái Nguyên, đặc biệt phải kể đến là Samsung nên vấn đề lo ngại của TNG hiện nay là nhân công. Xin hỏi Công ty có những hướng đi nào để giải quyết vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Thời:
Chúng tôi có nhiều giải pháp để thực hiện việc này.
Thứ nhất, thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động.
Thứ hai, TNG đang có ý định ngay trong năm nay, và đã lên kế hoạch sẽ đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội bán cho công nhân. TNG đã có quỹ đất để xây Nhà ở xã hội của công ty đã sẵn sàng, trước hết, trong năm nay công ty sẽ xây dựng tại khu vực quy hoạch thuộc nhà máy TNG Phú Bình, Khu đất gần Khu vực TNG Việt Đức. TNG có quỹ đất phát triển dồi dào, lãnh đạo địa phương cũng rất ủng hộ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ ba, TNG sẽ tính đến phương án bán cho công nhân theo hướng cho thuê giá rẻ, và cho công nhân cam kết làm việc cho TNG đủ thời gian bao lâu đó thì sẽ chuyển giao toàn bộ nhà và Giấy chứng nhận sở hữu cho công nhân. Đây cũng là một giải pháp giúp Công ty giữ chân người lao động và cũng là phần thưởng xứng đáng cho những công nhân gắn bó lâu dài cùng TNG.
Thanh Tâm, TP.HCM : Vừa qua UBCKNN cho biết đã trình dự thảo nghị định về TTCK phái sinh lên Chính phủ, xin ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, cho biết, dự kiến bao giờ văn bản này được ký ban hành. UBCK đang chỉ đạo các Sở, VSD chuẩn bị gì cho triển khai TTCK phái sinh, trong đó có đào tạo công chúng nhà đầu tư?
TS. Nguyễn Sơn:
Để triển khai Quyết định 366/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh để trình Chính phủ trong quý I/2015. Trong quá trình soạn thảo, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ngành, chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng dự thảo, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dự kiến, có thể Nghị định sẽ được Chính phủ ký ban hành trong quý II/2015.
Bên cạnh đó, để sớm đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh theo lộ trình đã được quy định trong Quyết định 366, UBCK cũng đã triển khai song song việc xây dựng Nghị định phái sinh với Thông tư hướng dẫn của BTC cũng như các quy chế nghiệp vụ của Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán để đảm bảo đầy đủ khung pháp lý cho vận hành thị trường.
Ngoài ra, UBCK cũng đã chỉ đạo các sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán triển khai xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh phù hợp với các sản phẩm mới dự kiến đưa vào giao dịch ban đầu là hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu chính phủ. Đồng thời, UBCK cũng đang triển khai công tác đào tạo cho các cán bộ quán lý, vận hành thị trường và các thành viên thị trường bắt đầu từ quý II/2015.
Do thị trường chứng khoán phái sinh là một lĩnh vực mới, phức tạp, nhạy cảm và có rủi ro lớn, vì vậy, bên cạnh việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý vận hành thị trường và các thành viên thị trường, UBCK cũng chú trọng vào công tác đào tạo, tuyên truyền cho công chúng, các nhà đầu tư hiểu biết hơn về thị trường phái sinh thông qua các hội thảo, chương trình đào tạo qua truyền hình, các bài viết trên các báo cũng như cẩm nang hướng dẫn để phát cho các nhà đầu tư.
Hy vọng, với sự chuẩn bị sẵn sàng về khung pháp lý, công nghệ, thiết kế sản phẩm giao dịch, công tác đào tạo, tuyên truyền, thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam sẽ được chính thức vận hành vào năm 2016.
Hà My, TP.HCM : Xin hỏi ông Tuấn: Ông có đánh giá như thế nào về việc DN muốn lên niêm yết thẳng trên HNX hoặc HOSE sau IPO?
Ông Đỗ Văn Tuấn:
Theo Quyết định 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản 2660 ngày 26/2/2015 của Bộ Tài chính, DN cổ phần hoá phải thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN. Đối với những DN đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước thời điểm Quyết định 51 có hiệu lực thi hành (tháng 11/2014), phải thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 51 trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày Quyết định 51 có hiệu lực. Sau khi thực hiện đăng ký giao dịch, nếu đủ điều kiện niêm yết, DN phải thực hiện niêm yết trên HNX hoặc HOSE.
Hiện nay hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM quy định tại Quyết định 01/2015 ngày 5/1/2015 của Bộ Tài chính rất đơn giản, HNX chỉ xem xét, xử lý hồ sơ trong vòng 1 - 3 ngày là ban hành quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch, trong đó, nhiều trường hợp Sở cấp quyết định ngay trong ngày DN nộp hồ sơ.
Như vậy, có DNNN cổ phần hoá sẽ được lên giao dịch trên UPCoM trong vòng 1 tuần kể từ ngày chuyển thành công ty cổ phần. Trong thời gian này, nếu DN muốn lên niêm yết, DN đồng thời có thể nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
Việc quy định như vậy tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của DN sau cổ phần hoá, tăng cường tính công khai minh bạch của DN. Qua đó, sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia mua cổ phần của DN.
Trần Nguyễn Minh, 35, TP.HCM :
Xin cho hỏi ông Nguyễn Hồng Khanh - Trưởng phòng phân tích SBS: 1. Cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ theo xu hướng nào và theo ông có nên rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm hiện nay khi làn sóng M&A đang vào giai đoạn cao trào?
2. Theo ông, đầu tư cổ phiếu ngân hàng nên chọn những ngân hàng nào để tránh rủi ro? Và có nên "gom" cổ phiếu của những ngân hàng sắp M&A?
Ông Nguyễn Hồng Khanh:
Năm nay là giai đoạn cao trào cơ cấu sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm thu gọn những ngân hàng yếu kém và nâng tầm quy mô, sức cạnh tranh các ngân hàng lớn. Những ngân hàng đầu ngành đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc mở rộng mạng lưới, công nghệ quản lý hiện đại và cả nhân lực so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Hoạt động tái cơ cấu và M&A sôi động trong năm nay sẽ là tiền đề cho sự ổn định, tăng trưởng và gia tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng trong các năm tới. Cổ phiếu ngân hàng đã ngủ yên khá lâu trong mấy năm qua và bắt đầu thu hút nhà đầu tư trở lại trong năm nay, đặc biệt là khối ngoại, cho thấy xu thế đón đầu triển vọng tăng trưởng ngành ngân hàng trong dài hạn.
Với những ưu thế cạnh tranh và quy mô nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước lớn là lựa chọn ưu tiên để đầu tư trung và dài hạn. Về các ngân hàng sắp M&A, chúng ta cần xem xét kỹ hơn các yếu tố về tài chính, quy mô, hoạt động và tỷ lệ chuyển đổi trước khi đầu tư.
Trịnh Đức Công, Nhân viên kinh doanh : Ông Long có thể cho biết kế hoạch trả 10% cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu khi nào được TIG thực hiện?
Ông Nguyễn Phúc Long:
Hiện TIG đã nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu tăng vốn năm 2015 lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Dự kiến trong tháng 5/2015, sau khi Uỷ ban cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng, thì TIG sẽ triển khai ngay việc phát hành cổ phiếu để trả 10% cổ tức và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ông Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG)
Hoàng Châu, Nhân viên ngân hàng : Xin hỏi ông Quỳnh, giá dầu giảm như thế này thì việc xây dựng kế hoạch 2015 của các DN ngành dầu khí có bị giảm mạnh so với 2014? Các giải pháp để DN trong ngành giảm bớt tác động từ giá dầu?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Đa phần các nghiệp dầu khí đã niêm yết hiện nay hoạt động trong khu vực trung nguồn và hạ nguồn, do đó mức độ ảnh hưởng của việc giá dầu giảm đến hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ không lớn nếu so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh thăm dò khai thác trực tiếp (thượng nguồn). Một số doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp dầu khí đã niêm yết hiện nay có khả năng còn được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm, đa số là các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào là nhiên liệu từ dầu hoặc các yếu tố sản phẩm từ dầu thô (như vận tải, phân bón, hóa chất…).
Đối với kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2015, do diễn biến giá dầu phức tạp nên Tập đoàn đã xây dựng nhiều kịch bản cho chỉ tiêu tài chính và các giải pháp ứng phó trong trường hợp giá dầu xuống quá thấp. Đối với phương án cơ sở, các chỉ tiêu tài chính có giảm nhưng không nhiều do Tập đoàn đã và đang thực hiện chương trình tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động nhằm đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, đồng thời hạn chế các ảnh hưởng từ diễn biến giá dầu thô.
Lưu Danh Tuấn , Hoàng Mai, HN : Chào ông Dũng, dòng tiền trên thị trường chứng khoán hiện nay thường hướng đến các cổ phiếu có tính thị trường. Liệu điều này có rủi ro hay không? Ông có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng tôi trong bối cảnh thị trường thanh khoản èo uột hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Như bạn đặt vấn đề, đúng là dòng tiền đang chảy vào các mã mang tính đầu cơ, điều này rất rủi ro. Bạn nên đặt tiêu chí chốt lãi phù hợp với mục tiêu của bạn, không nên kỳ vọng quá cao và nên chạy trước khi đám đông "xả hàng", dù biết đây là cả một nghệ thuật. Trong bối cảnh thị trường èo uột như hiện nay cũng là cơ hội để bạn mua cổ phiếu, bạn có thể cân nhắc mua ở những phiên giảm sâu thì có xác suất thành công sẽ cao hơn. Một số nhóm cổ phiếu đã giảm sâu như cổ phiếu ngành dầu khí (PVD, PVS...) đã giảm 50%, một số cổ phiếu ngành ngân hàng (BID, CTG, MBB...) đã giảm sâu trong vòng 3 năm qua...
Trần Hiền, nhân viên văn phòng : Trong năm 2015, thị trường có thể có thêm cổ phiếu DN họ dầu khí nào? Xin ông Quỳnh cho biết đôi chút thông tin về kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn DNNN của PVN?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Trong quý I/2015, với nỗ lực của PVN, Đạm Cà Mau và đơn vị tư vấn PSI, cổ phiếu của Đạm Cà Mau đã chính thức niêm yết ngày 31/3/2015 với mã cổ phiếu DCM. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp lớn thực hiện niêm yết ngay sau IPO (90 ngày) trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, một số công ty (cấp 3) đã có đủ điều kiện niêm yết có thể kể đến như CTCP Phân bón và Hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ, CTCP Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung (hiện đang là công ty con của Đạm Phú Mỹ), Các công ty con của DMC như CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC Miền Bắc/Miền Trung/ Miền Nam, CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2, v.v…
Giai đoạn sau đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn là tập trung triển khai công tác tái cấu trúc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 5/1/2013; cổ phần hóa các DN: Công ty TNHH MTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPOWER), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) (giai đoạn sau 2015).
Thúy Mai, nhân viên : Ngoài lợi nhuận định mức sau khi được điều tiết giá khí, DCM có thể đạt lợi nhuận cao hơn hay không, phần lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác ngoài phân bón có chịu sự điều tiết của PVN không?
Ông Bùi Minh Tiến:
Giá khí cho PVCFC được thực hiện theo cơ chế đảm bảo hiệu quả sản xuất - kinh doanh phân bón với mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 12%/năm. Về phía PVCFC, Công ty cho rằng đây là mục tiêu tối thiểu cần đạt được đối với các hoạt động kinh doanh cốt lõi của PVCFC, đặc biệt là đối với các sản phẩm phân đạm do Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nói chung của Công ty, chúng tôi đang nghiên cứu triển khai mở rộng các hoạt động kinh doanh khác trong thời gian tới.
Lý Toàn Thắng, 48 tuổi : Xin hỏi, TIG hiện có bao nhiêu quỹ đất, diện tích và vị trí cụ thể? Chân thành cảm ơn!
Ông Nguyễn Phúc Long:
Hiện tại TIG đang phát triển 6 dự án, với tổng quỹ đất gần 200 hécta ở các vị trí đẹp tại Hà Nội và các vùng lân cận, trong đó có 5 dự án đã ở tình trạng đất sạch, 1 dự án còn lại cũng thuận lợi về giải phóng mặt bằng. Đồng thời, TIG vẫn đang có kế hoạch phát triển thêm một số dự án khác để tăng quỹ đất.
Nhà đầu tư quan tâm chi tiết các dự án do TIG đang triển khai, có thể truy cập website: ww.tig.vn để nắm thêm thông tin chi tiết.
Huy Phát, Cán bộ : Cùng là con của PVN, Tập đoàn có khó xử trong chính sách giữa 2 DN đạm Cà Mau và Phú Mỹ hay không? Có chuyện 2 DN này cạnh tranh trực tiếp với nhau hay không?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Các doanh nghiệp sản xuất phân bón ure có đặc thù là đầu tư tài sản cố định lớn, vốn lớn, quá trình thu hồi vốn lâu dài và các chi phí (chi phí đào tạo, phát triển thị trường, bán hàng, nhân lực, tài chính, vật tư v.v…) thường là có khả năng phát sinh trong thời gian đầu đi vào hoạt động, vì vậy sự hỗ trợ của PVN đối với Đạm Cà Mau trong giai đoạn này là cần thiết và phù hợp với đặc thù của ngành nghề.
Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ là hai doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh nhưng có những điểm khác biệt căn bản:
Về thương hiệu: Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ đều là hai thương hiệu lớn nhất và uy tín tại Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, tuy nhiên Đạm Cà Mau là thương hiệu ure hạt đục duy nhất hiện nay tại Việt Nam, trong khi Đạm Phú Mỹ đã có chiều dài lịch sử nhất định.
Về thị phần, Đạm Phú Mỹ chiếm thị phần lớn hơn ở các tình Đông Nam Bộ, trong khi Đạm Cà Mau có thị phần cao hơn ở các tình miền Tây Nam Bộ.
Về giá thành sản phẩm: sản phẩm urê bán trong nước vẫn có xu hướng bám sát với giá ure thế giới. bên cạnh đó thì yếu tố địa lý đóng vai trò quan trọng liên quan tới chi phí vận chuyển, lưu kho, bán hàng… do đó, mỗi doanh nghiệp đều có lợi thế địa lý riêng biệt trong khu vực có sức tiêu thụ ure lớn nhất cả nước.
Về tiềm năng phát triển của thị trường tiêu thụ: với chính sách an ninh lương thực và chính sách hỗ trợ tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước thì hiện tại, cung ure thực tế vẫn chưa đáp ứng hết lượng cầu (2,2 triệu tấn/năm) do các nhà máy urê trong qui hoạch vẫn chưa đi vào hoạt động hết công suất, trong khi thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực vẫn còn đang rất tiềm năng.
Trần Thiên, Nhà đầu tư : Ông Quỳnh có thể cho biết số liệu sơ bộ để có thể nhìn một bức tranh khái quát về hoạt động của DN ngành dầu khí quý I được không? Kết quả có bị tác động mạnh bởi giá dầu sụt gần một nửa so với cùng kỳ không?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Trong tháng 4, các doanh nghiệp dầu khí niêm yết sẽ công bố báo cáo tài chính quí I/2015 theo qui định. Nhìn chung, trong quý I/2015, các chỉ tiêu sản lượng khai thác của toàn Tập đoàn đều vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến động giá dầu nên doanh thu toàn Tập đoàn có giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn đạt 18,4% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, do thực hiện tiết giảm chi phí nên chỉ tiêu lợi nhuận vẫn đạt 23% kế hoạch năm. Với bối cảnh giá dầu thô giảm gần một nửa, đây là kết quả khả quan và là kết quả của một loạt chương trình hành động mà Tập đoàn đã quyết liệt triển khai trong thời gian qua.
Đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các đơn vị thăm dò khai thác. Mặt khác có 1 số doanh nghiệp lại được hưởng lợi khi giá dầu giảm như các ngành sản xuất điện, đạm. Nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành hiện nay vẫn đang bám khá sát với kế hoạch kinh doanh năm.
Vào ngày 17/4 tới tại tòa nhà Petrovietnam 1-5 Lê Duẩn, PVN cùng PSI sẽ tổ chức 1 buổi Hội thảo giao lưu cùng các nhà đầu tư về ảnh hưởng của giá dầu đến hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí. Tại buổi Hội thảo, đại diện 1 số doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ có mặt giao lưu cùng các nhà đầu tư. Kính mời các quý vị quan tâm sâu hơn đến chủ đề này có thể đến dự hoặc theo dõi thông tin về Hội thảo.
Đỗ Mai Lan, 45 tuổi, Thái Bình :
Tôi có câu hỏi gửi đến chị Hải Anh, mong chị giải đáp:
1/ -PSI có thế mạnh về tư vấn cổ phần hóa nhưng trong bối cảnh thị trường có quá nhiều CTCK, dự báo những công ty thuộc top 10, top 20 về môi giới mới trụ vững và phát triển. Thị phần môi giới chỉ cần khoảng 4% là lọt vào top 10. Xin hỏi, PSI đang có thị phần bao nhiêu, công ty có kế hoạch và giải pháp gì để nâng thị phần môi giới?
2/ Hơn 1 tháng qua, giá cổ phiếu PSI đứng yên tại mức 7.000 đồng. Khối lượng giao dịch có phiên thấp phiên cao. Theo lãnh đạo PSI, với giá trị sổ sách 10.000 đồng, giá cổ phiếu sẽ không giảm xuống dưới 7.000 đồng? Cảm ơn chị nhiều!
Bà Hoàng Hải Anh:
Về câu 1, hiện PSI vẫn đang kiên định với định hướng chính là phát triển dịch vụ trong mảng IB, cổ phần hóa là một trong những dịch vụ thuộc mảng này. PSI đã xây dựng được đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, bao gồm cả các chuyên gia của SMBC Nikko - cổ đông chiến lược của PSI. Công ty đã triển khai đa dạng các loại hình dịch vụ, bao gồm CPH, tư vấn niêm yết, phát hành, tái cấu trúc DN, tái cấu trúc tài chính, M&A... Hướng đến cung cấp dịch vụ cho các DNNN lớn.
Đối với mảng môi giới, hiện thị phần của PSI không cao. Công ty đang thực hiện tái cấu trúc đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm nhiều khách hàng, phát triển hoạt động môi giới xứng với tiềm năng, tạo nên chuỗi giá trị cung cấp cho khách hàng một cách đồng bộ.
Về câu 2, giá cổ phiếu là sự đánh giá của các nhà đầu tư đối với DN. Đối với cá nhân tôi, mức giá 7.000 đồng của PSI hiện đang thấp hơn nhiều giá trị sổ sách và mức giá này đã ổn định trong thời gian dài nên khả năng giảm là không cao.
Thanh Bùi, công ty quản lý quỹ : Triển vọng cổ phiếu dầu khí theo các anh chị sẽ như thế nào trong năm nay. Tôi mua PVD từ giá 70, có nên bán ra ngay thời điểm này?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đều có hoạt động kinh doanh cốt lõi tích cực, có thương hiệu riêng và thị trường kinh doanh ổn định trong dài hạn. Tuy nhiên, trên TTCK, ngoài tình hình sản xuất kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp thì giá cổ phiếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó tác động tâm lý là một yếu tố không thể ngoại trừ. Chính vì vậy, việc quyết định mua/ bán trong bối cảnh hiện tại, NĐT nên cân nhắc kĩ các yếu tố giá trị nội tại của doanh nghiệp dầu khí, trong đó ngoài các yếu tố về tài sản và thu nhập, triển vọng tăng trưởng thì cần tính đến cả các giá trị vô hình như: thương hiệu, lịch sử, thị phần/ thị trường hoạt động, nhân lực kĩ thuật cao được đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm, hoạt động kinh doanh cốt lõi, yếu tố cạnh trạnh, v.v…
Sau đợt sụt giảm của giá dầu thời gian qua, cổ phiếu dầu khí của nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng, tuy nhiên nếu so sánh tương quan các chỉ tiêu cơ bản như P/E, P/B, EV/EBITDA thì cổ phiếu dầu khí (đã niêm yết) tại Việt Nam đang có mức giá giao dịch thấp nhất thế giới. Một ví dụ khác: nước Nga là một nước có khả năng chịu ảnh hưởng bởi giá dầu nhiều hơn rất nhiều so với Việt Nam, nhưng cổ phiếu dầu khí TTCK Việt Nam đã giảm còn nhiều hơn mức giảm của cổ phiếu dầu khí trên TTCK Nga (ví dụ như Gazzprom).
Đậu Chí Dũng, Bạch Mai, Hà Nội : Xin hỏi ông Nguyễn Văn Dũng, tôi đang là sinh viên năm cuối Trường Đại học Ngoại Thương và đang tìm hiểu đầu tư chứng khoán. Nếu với số vốn ban đầu 100 triệu đồng, tôi nên phân bổ như thế nào cho hợp lý, ông có thể tư vấn giúp. Cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Chào bạn. Tôi khuyên bạn trước khi đầu tư chứng khoán nên tìm những cuốn sách dạy về kỹ năng đầu tư. Với mức vốn ban đầu như vậy, bạn nên hiểu rõ cổ phiếu bạn định mua, trước khi có ý dịnh đầu tư, bạn không nên mua hết 100 triệu trong lần đầu mà nên chia làm nhiều đợt để hạn chế rủi ro mua giá cao.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)
Hồng Nhựt, Tân Phú, TP. HCM : Giá dầu giảm có tác động mạnh đến TTCK nói chung và cổ phiếu của các doanh nghiệp dầu khí nói riêng. PVN có nhận định gì về giá dầu trong năm nay? Giá dầu giảm mạnh so với năm ngoái như vậy có tác động như thế nào đến thu chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam, dù GDP quý I rất khả quan?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
PVN luôn cập nhật sát sao diễn biến giá xăng dầu trên thế giới, và làm việc với các tổ chức lớn trên thế giới để có thể đưa ra dự báo, đánh giá về diễn biến giá dầu thô trên thế giới, đặc biệt kể từ quý IV/2014. Và theo quan điểm của rất nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới, năm 2015, mức giá dầu thô bình quân sẽ ở mức khoảng 70 USD/thùng.
Về phía PVN, dựa trên các đánh giá liên quan đến quá trình khai thác và diễn biến thực tế giá dầu thế giới, Tập đoàn đã có đầy đủ các phương án tài chính cho diễn biến giá dầu từ mức 50-90 USD/thùng.
Ông Ninh Văn Quỳnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Trong các năm qua, PVN luôn đóng góp một tỷ trọng khá lớn vào thu ngân sách Nhà nước và tăng trưởng GDP. Do đó, diễn biến giá xăng dầu giảm cũng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ đóng góp này. Tuy nhiên, để hạn chế tác động của giá lên tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước, phía PVN cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng Nhà nước để có hướng điều chỉnh hoạt động, từ việc tăng sản lượng đến tiết giảm chi phí... Hiện tại, mức giảm đóng góp doanh thu, ngân sách của Tập đoàn nhỏ hơn nhiều so với diễn biến giá dầu.
Trần Thanh Hà, Quận Hoàng Mai, Hà Nội : Xin chào ông Nguyễn Văn Dũng, tôi thấy thanh khoản hiện nay khá thấp, có cách gì để cải thiện không?. Tại TVSI hiện nay có chính sách gì để hỗ trợ, ưu đãi khách hàng đang giao dịch và khách hàng mới mở tài khoản?
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Đúng là thanh khoản hiện nay đang ở mức khá thấp, do một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, bản thân quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn bé nên giao dịch của các quỹ lớn, quỹ ngoại trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường (họ bán thì thị trường xuống và ngược lại). Thứ hai, Thông tư 36 đã bắt đầu ảnh hưởng và hạn chế nguồn tiền từ ngân hàng sang chứng khoán. Thứ 3, nhiều DN niêm yết phát hành tràn lan trong thời gian qua, dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh là tất yếu, vì trước đó, giá cổ phiếu của nhiều DN bị "đẩy" lên cao hơn cả giá trị nội tại. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như: Các quỹ ngoại chốt lời các mã cổ phiếu lớn, nhà đầu tư của các quỹ ETF rút vốn chuyển về các thị trường tăng giá như EU, Nhật....
Còn hiện tại, TVSI đang có chính sách áp dụng phí giao dịch cạnh tranh, xử lý tài sản đảm bảo linh hoạt hơn nhằm giảm thiểu thua lỗ cho khách hàng, đặc biệt là tại những thời điểm thị trường xuống sâu.
Lê Hoài Nam, Nam Định :
Tôi thấy báo ĐTCK gần đây có nhiều bài viết về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58 do UBCK soạn thảo. Tuy nhiên, tôi rất muốn ông Nguyễn Sơn chia sẻ, những điểm chính yếu trong lần sửa đổi này là gì? Liệu có cơ hội mới nào cho nhà đầu tư chúng tôi không?
TS. Nguyễn Sơn:
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58 hiện đang được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ trong quý II/2015.
TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK
Nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi lần này tập trung vào một số vấn đề sau:
(i) quy định chặt chẽ hơn về việc phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng, sử dụng vốn sau phát hành của công ty đại chúng;
(ii) khơi thông dòng vốn nước ngoài thông qua việc nới lỏng các quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với Luật Đầu tư 2014 và các cam kết của WTO;
(iii) thu hẹp các thị trường tự do thông qua việc gắn kết cổ phần hóa, chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán để tăng tính thanh khoản cho thị trường và bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông;
(iv) mở cửa dịch vụ thị trường chứng khoán, cho phép các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài được phép sở hữu tối đa vốn trong các CTCK tại Việt Nam;
(v) ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định chặt chẽ hơn việc niêm yết chứng khoán, về mua bán cổ phiếu quỹ, về chào bán chứng chỉ quỹ tại nước ngoài, cũng như quy định về việc lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để chi tiết hóa các quy định trong Luật Chứng khoán.
Thành Nam, Xuân Thủy, Cầu Giấy, hà Nội : Được biết trong quý I/2015, TIG đạt 60 tỷ đồng doanh thu, 23 tỷ đồng lợi nhuận. Đề nghị Chủ tịch của TIG Nguyễn Phúc Long cho biết cụ thể các mảng kinh doanh đã đóng góp vào kết quả doanh thu, lợi nhuận này?
Ông Nguyễn Phúc Long:
Đến thời điểm này TIG chưa công bố BCTC quý I/2015 chính thức. Tuy nhiên, tạm thời xác định cơ cấu lợi nhuận là phân bổ đều trên các mảng kinh doanh chính gồm: bất động sản, thương mại, đặc biệt là TIG đã có lợi nhuận từ mảng môi giới bất động sản của Sàn giao dịch Bất động sản Thanglong Invest Group.
Lợi nhuận từ mảng đầu tư tài chính trong quý I/2015 là không đáng kể.
Mai Trang, 32, Đồng Nai, Kinh doanh : Chào ông Tiến, ông đánh giá rủi ro tỷ giá tác động đến KQKD của DCM như thế nào? Lãi suất vay ngoại tệ của công ty hiện là bao nhiêu?
Ông Bùi Minh Tiến:
Ngay từ khi bước vào hoạt động, Công ty đã nhận thức rõ vấn đề và tham khảo nhiều bài học về rủi ro tỷ giá. Hiện tại, PVCFC đã thực hiện các quy trình quản lý rủi ro về tài chính nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, căn cứ vào lịch trả nợ và kế hoạch dòng tiền, Công ty đang làm việc với các ngân hàng Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi để đề phòng việc tăng tỷ giá trong thời gian tới.
Theo dõi biến động tỷ giá trong 3 năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành tỷ giá trong khoảng 2%, thậm chí chỉ 1,42% trong năm 2014. Năm 2015, NHNN khẳng định tỷ giá sẽ chỉ biến động trong biên độ 2%. Một điểm đáng lưu ý là chêch lệch tỷ giá được tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Trong giai đoạn năm 2015-2018, PVCFC được hưởng chính sách giá khí để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân 12%/ năm. Do vậy, biến động tỷ giá không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
Hiện nay, PVCFC có 3 khoản vay tại các ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam với mức lãi suất bình quân tại thời điểm hiện nay là 3,5%/năm.
yeuchungkhoan, 37 tuổi, Hải Châu, Đà Nẵng :
Chào chị Hải Anh. Chúc mừng chị vừa được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc PSI. Là một phụ nữ trẻ tuổi, nhưng nắm giữ cả 2 vị trí cao nhất trong công ty chứng khoán, nên em rất ngưỡng mộ chị. Hiện em đang nghiên cứu và tìm hiểu về các bộ chị số, em muốn hỏi chị một số điều về chỉ số PVNIndex: Trong bộ chỉ số PVN Index, các cổ phiếu ngành dầu khí được PSI phân thành 6 nhóm là tài chính, dầu khí, vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tiện ích, công nghiệp. Chị có thể cho biết, giá dầu giảm có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong từng nhóm như thế nào?
Bà Hoàng Hải Anh:
Giá dầu giảm đương nhiên ảnh hưởng đến các DN dầu khí, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm DN thượng nguồn - là các DN thăm dò, khai thác dầu khí, các DN này hiện nay đều là công ty TNHH 100% vốn nhà nước. Còn các DN liên quan đến dịch vụ cũng bị ảnh hưởng, nhưng ở mức độ thấp hơn. Ngược lại,một số DN được hưởng lợi khi giá dầu giảm, ví dụ DN sản xuất điện, đạm, vận tải... vì các DN này sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu, khí với giá thấp.
Bà Hoàng Hải Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Dầu khí (PSI)
Cụ thể hơn, các nhóm vật liệu cơ bản, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tiện ích sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí được hưởng lợi từ giá dầu giảm. Nhóm công nghiệp, nếu giá dầu không giảm sâu hơn thì hầu như không bị ảnh hưởng do nhóm này bao gồm các DN xây lắp, cả onshore và off-shore, trong khi các hợp đồng chủ yếu là dài hạn. Chỉ có nhóm dầu khí là bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, kết quả kinh doanh quý I của các DN trong nhóm ngành này chưa bị ảnh hưởng quá nhiều.
Kiên Nguyễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội : Tôi được biết vừa rồi ĐHCĐ của TIG đã thông qua kế hoạch chuyển sàn niêm yết từ HNX lên HOSE. Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đề án hợp nhất 2 Sở GDCK. Vậy TIG chuyển sàn có cần thiết không, có gây tốn kém chi phí không cần thiết? Chủ tịch TIG Nguyễn Phúc Long có thể cho biết, nếu chuyển sàn, bao giờ TIG triển khai?
Ông Nguyễn Phúc Long:
Kế hoạch chuyển sàn của TIG đưa ra với mục đích tự nâng chuẩn doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp niêm yết đối với các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE, cũng như để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Việc chuyển sàn không phát sinh chi phí, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hợp nhất hai Sở GDCK, thì nhiều khả năng vẫn tồn tại các tiêu chuẩn niêm yết khác nhau như hiện tại. Tiêu chuẩn niêm yết tại HOSE là cao nhất.
Thời điểm chuyển sàn sẽ căn cứ vào xu hướng của thị trường và hiệu ứng tích cực đến mức độ nào đối với cổ phiếu, cũng như lộ trình hợp nhất của hai Sở GDCK, thì TIG mới thực hiện thủ tục chuyển sàn. Mục đích tối thượng là nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu, cũng như thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp.
Bùi Vân Anh, Hà Nội : Xin hỏi đại diện HNX, vừa rồi tôi thấy bên HNX ký hợp tác với Vinaline, khi nào tổng công ty này lên đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên sàn HNX. Xin cảm ơn!
Ông Đỗ Văn Tuấn:
Trong năm 2014, HNX và Vinaline đã ký thoả thuận hợp tác. Ngay trong năm 2014, đầu 2015, nhiều đơn vị thành viên của Vinaline đã thực hiện cổ phần hoá và đấu giá qua HNX như Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Hà Tĩnh, Nha Trang..., và thực hiện thoái vốn thông qua đấu giá tại một số DN, như bán cổ phần tại Ngân hàng Hàng Hải.
Hiện nay, HNX đang tiếp tục phối hợp với Vinaline để đưa các đơn vị này lên niêm yết hoặc giao dịch tập trung. Đồng thời, HNX cũng có những chương trình đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ cho các đơn vị thành viên của Vinaline tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK, đặc biệt là các quy định về công bố thông tin.
Về phía Tổng công ty Vinaline, HNX đang tích cực phối hợp để triển khai cổ phần hoá theo đúng đề án đã được phê duyệt. Hiện nay Bộ Giao thông - Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hoá, dự kiến sẽ thực hiện IPO trong quý II này và tham gia thị trường tập trung trong năm 2015.
Phạm Văn Hưng, quận 2, TP.HCM : Xin hỏi ông Lê Viết Hải, công ty đã trúng thầu dự án Ngôi nhà Đức với giá trị hợp đồng hơn 90 tỷ đồng. Vậy dự án này sẽ đóng góp vào doanh thu 2015 của công ty như thế nào?
Ông Lê Viết Hải:
Dự án Ngôi nhà Đức là một dự án đầu tư nước ngoài, được thiết kế và quản lý bởi những nhà tư vấn nước ngoài với những tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Có thể nói đây là dự án siêu sao mà nhiều năm trước các nhà thầu nội không có cơ hội để tham gia. Theo kế hoạch, gói thầu tầng hầm của dự án được thực hiện trọn vẹn trong năm 2015 này, vì vậy doanh thu ghi nhận từ dự án đúng bằng giá trị hợp đồng.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC)
Huyền Trang, Hải Phòng : Chào ông Nguyễn Văn Dũng, xin đặt với ông một câu. Với nội dung sửa đổi Thông tư 210/2012/TT-BTC về hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK sẽ thay đổi chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng. Ông đánh giá như thế nào về tác động đến khối CTCK trong thời gian tới? Cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Dũng:
Hiện tại, Thông tư 210/2012/TT-BTC chỉ đang mới đang là dự thảo sửa đổi. Có một điều tích cực là sau khi Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB) kiến nghị thì UBCK đã giữ nguyên không thay đổi điều khoản huy động vốn. Còn điều khoản liên quan đến an toàn vốn khả dụng thì hầu như chỉ ảnh hưởng đến các CTCK có hoạt động repo lớn trong những năm trước đây. Tuy nhiên, về cơ bản, các CTCK cũng tất toán các hợp đồng giao dịch này nên ảnh hưởng không lớn đến khối CTCK.
Tuấn Anh, 37 tuổi, Hà Nội : Vừa rồi, báo Đầu tư có bài viết với nội dung Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang đứng trước nguy cơ không bán được hàng và phải đóng cửa. Xin hỏi, giả sử nhà máy phải đóng cửa thì có tác động như thế nào đến thị trường xăng dầu nước ta, các doanh nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng?
Ông Ninh Văn Quỳnh:
Tôi khẳng định là Nhà máy lọc dầu Dung Quất không thể đóng cửa được.
Vừa rồi có chính sách về thuế nhập một số mặt hàng xăng dầu form D, khiến một số doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu trong nước từ chối nhận hàng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để mua hàng từ nước ngoài. Nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy khác.
Chính vì thế, hiện nay, PVN đang trình các Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất có chính sách về giá bán sản phẩm, thuế đối với các mặt hàng xăng dầu sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu để giá cả các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể cạnh tranh được với lại các loại sản phẩm tương đương nhập khẩu.
Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc DN đại chúng :
Tôi được biết từ ngày 1/7 tới, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có những quy chuẩn mới về quản trị công ty. Chẳng hạn, sẽ giảm tỷ lệ cổ đông tham dự đại hội để tổ chức hợp lệ từ 65% xuống còn 51% cho lần tổ chức đầu tiên, hay giảm tỷ lệ cổ đông thông qua các quyết định tại Đại hội. Là công ty đại chúng, chịu sự quản lý của cả Luật Doanh nghiệp và Luật chuyên ngành về chứng khoán, xin ông Nguyễn Sơn, UBCK cho biết, UBCK có ý định xây dựng quy chuẩn mới về quản trị công ty cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp mới không? Trường hợp chưa có quy chuẩn mới, DN chúng tôi sẽ phải tuân thủ theo văn bản nào khi tiến hành ĐHCĐ?
TS. Nguyễn Sơn:
Để triển khai hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp mới được ban hành cho phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán, hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang triển khai xây dựng Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 121/TT-BTC về quản trị công ty đại chúng. Trong đó, ngoài nội dung sửa đổi những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 121 trong gần 3 năm qua, thì những nội dung được quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2014 cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp tại thông tư sửa đổi lần này. Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 121 sẽ sớm được trình Bộ Tài chính ban hành để có hiệu lực phù hợp với thời hạn hiệu lực của Luật Doanh nghiệp mới.
Bảo Hân, TP. HCM : Chào bà Đào, xin bà có thể cho biết, từ đầu năm đến nay có bao nhiều DN hủy niêm yết (tự nguyên, bắt buộc) và bao nhiều DN niêm yết trên HOSE? Con số này so với cùng kỳ năm ngoái ra sao?
Bà Trần Anh Đào:
Tính đến cuối tháng 3 năm 2015, có 4 cổ phiếu hủy niêm yết, trong đó có 1 cổ phiếu hủy niêm yết bắt buộc và 3 cổ phiếu hủy niêm yết tự nguyện. Con số này tăng so với quý 1 năm 2014.
Hiện nay, số lượng công ty niêm yết trên HOSE là 307. Cuối quý 1 năm 2014 có 302 DN niêm yết.
Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM
Nguyễn Trần Thanh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội : Luật kinh doanh bất động sản sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường Việt Nam. Chủ tịch TIG Nguyễn Phúc Long có thể chia sẻ góc nhìn của ông về vấn đề này, liệu đây có phải là một trong những nhân tố cải thiện sức mạnh cho thị trường thời gian tới?
Ông Nguyễn Phúc Long:
Việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bất động sản và TTCK Việt Nam là vấn đề cần được khuyến khích vì tốt cho thị trường. Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cải thiện, giúp tăng thanh khoản, cũng như thúc đẩy tăng trưởng về giá trị thị trường. Đặc biệt là về lĩnh vực bất động sản, từ ngày 1/7 tới Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, trong đó mở tối đa cho người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam sẽ có tác động tích cực đến mọi phân khúc của thị trường bất động sản. Trong đó các phân khúc như: căn hộ trung và cao cấp, biệt thự liền kề, bất động sản nghỉ dưỡng... sẽ có nhiều cơ hội thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Việc thị trường bất động sản ấm lên sẽ tạo tác động lan toả tích cực sang một số nhóm ngành có liên quan trên TTCK như: vật liệu xây dựng, xây lắp, các ngành là đầu vào của thị trường bất động sản. Với kết quả kinh doanh tốt, thì nhóm cổ phiếu thuộc các ngành trên sẽ có tăng trưởng về giá trong quý II/2015.
Hải Dương, nhà đầu tư : Việc mở rộng thị phần theo ông Tiến hiện có những khó khăn gì khi cung phân bón đang vượt cầu? Giải pháp ứng phó của DCM?
Ông Bùi Minh Tiến:
Hiện tại, Đạm Cà Mau là sản phẩm ure hạt đục duy nhất tại Việt Nam với một số ưu điểm vượt trội, nên việc mở rộng thị phần tại các thị trường mục tiêu của Công ty đang tiến triển thuận lợi. Cụ thể, tại ĐBSCL, Đạm Cà Mau đang dần trở thành lựa chọn số 1 của bà con nông dân.
Mặc dù vậy, Công ty vẫn đề ra nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng cung urê vượt cầu, trong đó có việc tập trung nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Bùi Tuấn Anh, 38 tuổi : Xin hỏi ông Nguyễn Văn Dũng, kết quả kinh doanh quý 1/2015 của TVSI có khả quan không? Được biết chiều nay Công ty tổ chức ĐHCĐ, vậy Công ty có ý định niêm yết ngay trong năm 2015 không?
Ông Nguyễn Văn Dũng:
TTCK từ đầu năm đến nay không thuận lợi, thanh khoản sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, điều này đã tác động đến kết quả kinh doanh quý 1/2015 của Công ty. Công ty ước lãi trên 3 tỷ đồng, trong đó doanh số môi giới giảm 50% so với cùng kỳ. Hiện TVSI chưa có kế hoạch niêm yết ngay trong năm 2015.
Ngọc Hà, nhà đầu tư : Lãnh đạo PVN từng nói có nhà đầu tư Nhật Bản đặt vấn đề đầu tư lớn vào DCM. Xin hỏi việc này đã được Công ty đàm phán đến đâu? Giá bán cho NDT chiến lược trong khoảng bao nhiêu?
Ông Bùi Minh Tiến:
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) mới đây có buổi làm việc với ông Toru Suzuki, Tổng Giám đốc Mitsui & Co. Ltd. Việt Nam (Mitsui) hiện đang quan tâm đến việc tham gia mua cổ phần Đạm Cà Mau. Về phía PVN, Lãnh đạo PVN hoan nghênh sự quan tâm của Công ty Mitsui đối với Công ty Đạm Cà Mau, đồng thời thể hiện mong muốn Mitsui hợp tác, trao đổi với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn về các công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, quản trị các dự án sản xuất phân bón và hóa chất thuộc thế mạnh của Mitsui.
Theo kế hoạch, tổng số cổ phần dự kiến chào bán cho nhà đầu tư chiến lược là 128.951.300 cổ phần, tương ứng khoảng 1.289,5 tỷ đồng, chiếm 24,36% vốn điều lệ Công ty. Bên cạnh Mitsui, hiện có một số nhà đầu tư trong nước và của Hàn Quốc và một số nhà đầu tư khác cũng bày tỏ quan tâm làm cổ đông chiến lược của PVCFC.
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)
Huyền Trâm, 39t, TP. HCM, quản lý đầu tư : Xin hỏi ông Tiến, chính sách thuế VAT mới tác động như thế nào đến lợi nhuận của DCM, thiệt hại bao nhiêu? Tôi có nghe tin Hiệp hội Phân bón có trình đơn lên Bộ Tài chính, việc này có tiến triển gì khả quan chưa? Cảm ơn!
Ông Bùi Minh Tiến:
Theo Luật thuế 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì mặt hàng phân bón thuộc nhóm điều chỉnh mức thuế suất thuế VAT từ 5% thành không chịu thuế VAT. Như vậy, các công ty SXKD phân bón không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, với phần thuế này được ghi nhận hết vào chi phí. Do đó chi phí SXKD tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh so với phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, riêng đối với PVCFC, theo cơ chế giá khí hiện nay áp dụng cho giai đoạn 2015-2018 thì mức ảnh hưởng này chưa lớn và Công ty vẫn bảo đảm hiệu quả SXKD phân bón với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân là 12%/năm.
Ngày 9/4/2015, Hiệp hội phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về vấn đề này để giải trình với các cơ quan hữu quan về những khó khăn của các doanh nghiệp SXKD phân bón khi áp dụng luật thuế này. Hiệp hội đã chính thức thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều luật này theo hướng đưa mặt hàng phân bón không chịu thuế VAT chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế xuất bằng 0%.