Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Phương (buôn Ngô A, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) quyết định phát triển cây cao su tiểu điền trên vùng đất xám. Đầu tiên, ông lấy mẫu đất mang đến Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nhờ hỗ trợ phân tích chất đất. Kết quả cho thấy, chất đất này có thể trồng được cây cao su, ông nghiên cứu và tìm mua loại giống FB 260 là giống cao su cao sản dòng vô tính, có năng suất cao hơn và ít nhiễm bệnh phấn trắng, lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở Tây Nguyên.

Ông chịu khó tìm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su về nghiên cứu, những điều còn vướng mắc thì trực tiếp đến Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên gặp kỹ sư nhờ tư vấn, vì thế vườn cao su phát triển rất đồng đều. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, hai năm đầu cây cao su chưa khép tán, ông trồng xen sắn cao sản để có thu nhập bù đắp vào chi phí.

Sau 5 năm trồng, đến nay vườn cao su của gia đình ông Phương đã cho thu hoạch những xô mủ đầu tiên; mỗi ngày thu được hàng chục ký mủ tươi, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể trong thời gian tới. Ông cũng dự định tiếp tục trồng thêm 1.000 cây cao su trên những diện tích còn lại.

Như vậy, để đạt được thành công với cao su, bà con phải thực hiện bài bản, kiểm tra mẫu đất xem có hợp với cao su không, rồi nghiên cứu thật kỹ đặc tính của cây, kỹ thuật canh tác phù hợp với giống và đất tại địa phương, kết hợp xen canh để lấy ngắn, nuôi dài để duy trì và phát triển thuận lợi hơn.

Bà con nếu muốn tư vấn về kỹ thuật, hoặc các dòng sản phẩm của Đạm Cà Mau, thì hãy gọi tới hotline 1900.8696 để được tư vấn tận tình nhé.