Vượt lên khủng hoảng kinh tế và thách thức của ngành phân bón trong năm 2023, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) là một trong ít doanh nghiệp hiện ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan.

Thành công đạt được trong sản xuất, kinh doanh đến từ sức mạnh tập thể dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo, trực tiếp là Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Hiền. Bảy năm qua, nắm trọng trách kinh doanh, bà Hiền đã cùng đội ngũ đưa thương hiệu phân bón Cà Mau phát triển mạnh mẽ, trở nên thân thuộc với nhà nông khắp mọi miền. Hệ thống phân phối của công ty trải dài toàn quốc và gắn kết chặt chẽ với mạng lưới đại lý rộng khắp. Quyết liệt chỉ đạo số hóa mảng bán hàng, tạo app 2Nong tiện lợi cho bà con…, bà Hiền là một lãnh đạo năng nổ và đặt trọng tâm vào việc chuyên nghiệp hóa từng khâu trong quá trình sản xuất, phân phối cũng như chú trọng nâng cao chất lượng kinh doanh và đề ra chế độ hậu mãi tốt.

Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của PVCFC - Bà Nguyễn Thị Hiền

Về xuất khẩu, công ty hiện cán mốc tiêu thụ 1 triệu tấn sản phẩm, bảo toàn các thị trường trọng điểm trong khu vực ASEAN như Campuchia, Thái Lan…, mở rộng sang thị trường Ấn Độ và thâm nhập thành công các thị trường lớn khó tính như: Pháp, Peru, Mexico, Hoa Kỳ, Nam Mỹ… Chỉ trong vòng một thập niên, công ty nâng doanh thu từ 6.000 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng nhờ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giá trị thương hiệu tăng trưởng ổn định và bền vững. Đây là bước nhảy vọt không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được. Riêng năm 2022, “nữ tư lệnh” đã nỗ lực thúc đẩy mọi cơ hội dù nhỏ nhất để giúp xuất khẩu hiệu quả, đưa công ty đóng góp vào thành tích xuất khẩu hơn 1 tỷ USD của ngành phân bón Việt Nam.

Những tháng đầu năm nay, giá phân bón vẫn diễn biến thất thường, nguồn nguyên liệu, nhiên vật liệu đều khan hiếm. Một số thị trường lớn ở châu Á (Trung Quốc) thắt chặt xuất khẩu, châu Phi (Nigeria), Trung Đông thu hẹp sản xuất, Nga bảo dưỡng nhà máy diện rộng… khiến nguồn cung toàn cầu thu hẹp.

Trong bối cảnh ấy, Phân bón Cà Mau tập trung nguồn lực vào hạ tầng và nhân lực để nâng cao năng lực sản xuất, giúp mở rộng nguồn cung hàng trong nước. Nhà máy vận hành 115%-116% công suất cho sản lượng urea đều đặn từ 860.000 tấn, phấn đấu đạt urea quy đổi 950.000 tấn. Bà Nguyễn Thị Hiền chỉ đạo đội ngũ bám sát diễn biến thị trường, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh dù nhỏ nhất. Đặc biệt, nhờ được thị trường đón nhận vì bộ ba: chất lượng - giá cả hợp lý - công nghệ polyphosphate tiên tiến, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phấn đấu sản xuất 200.000 tấn NPK Cà Mau đi đôi với triển khai các đề án quan trọng được giao phó.

Đảm nhận vai trò đầu tàu, áp lực với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Hiền chưa bao giờ vơi. Nhờ tư duy nhạy bén, năng động và bản lĩnh đi đôi với sự hài hòa trong điều hành, bà Hiền luôn giữ lửa cho tập thể, tạo nên sức mạnh thống nhất đưa Phân bón Cà Mau vượt qua nhiều giai đoạn căng thẳng, đạt được sự phát triển ổn định và thịnh vượng.

Bà cũng là nhân tố tích cực đóng góp vào quá trình đưa ra kiến nghị chính sách liên quan mức thuế đối với phân bón làm sao để hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất, nhà nông, người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường. Đó cũng là một phần quan trọng để thương hiệu Phân bón Cà Mau đảm nhiệm tốt nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp, đóng góp vào chiến lược an ninh lương thực quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Hiền là một nữ lãnh đạo nhạy bén, quyết đoán trên thương trường nhưng cũng vô cùng gần gũi trong cuộc sống

Phân bón Cà Mau còn hành trình dài phía trước. Và chắc chắn, dấu ấn người nữ tài năng sẽ càng đậm nét trong thành công chung. Sự am tường thị trường, thấu hiểu khách hàng từ quá trình đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý trong ngành, sẽ là “nguồn vốn” đặc biệt để người nữ doanh nhân Nguyễn Thị Hiền đưa ra các chiến lược kinh doanh quan trọng, chinh phục những mục tiêu tăng trưởng mới n

Vượt qua khó khăn thách thức, Phân bón Cà Mau đạt nhiều chỉ tiêu kinh doanh quan trọng như: Năm 2022, xuất khẩu 400.000 tấn; doanh thu đạt 16.380 tỷ đồng. Chín tháng năm 2023, sản xuất urea quy đổi đạt 704,81 nghìn tấn; tiêu thụ urea đạt 692,39 nghìn tấn; doanh thu đạt 9.902,8 tỷ đồng; xuất khẩu urea đạt 232.000 tấn.

Phân Bón Cà Mau