Ban Tổ chức Cuộc thi thông báo, tính đến ngày 9-8-2016, Ban Tổ chức đã nhận được 68 bài viết và 412 ảnh gửi dự thi 

Ban Tổ chức Cuộc thi thông báo, tính đến ngày 9-8-2016, Ban Tổ chức đã nhận được 68 bài viết và 412 ảnh gửi dự thi (xem danh sách dưới đây). Bạn đọc có thể truy cập theo đường link http://petrotimes.vn/ky-niem-sau-sac-ve-nganh-dau-khi để tìm hiểu thêm về Cuộc thi, đọc bài và xem hình ảnh đã được đăng trên báo Năng lượng Mới và PetroTimes.vn. 

Đến hết ngày 3-9-2016, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ khóa sổ nhận bài để chuẩn bị tổng kết, chấm giải và trao giải cuộc thi (dự kiến tổ chức vào dịp 27/11/2016 - kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam). 

Vì vậy trân trọng đề nghị các tác giả có nguyện vọng tham dự Cuộc thi khẩn trương hoàn thành bài viết cũng như chọn ảnh và gửi về địa chỉ nhận tác phẩm: Báo Năng lượng Mới (gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện), tầng 4, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội hoặc gửi tác phẩm dự thi vào địa chỉ email: cuocthi_baochi@petrotimes.vn.

Ngày 5-8-2016, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có công văn số 4735/DKVN-VP nhằm thúc đẩy việc tham gia cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về ngành Dầu khí" gửi đến các tổ chức chính trị - xã hội trong Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên với nội dung như sau:

Để tăng cường hoạt động tuyên truyền về những thành tựu, đóng góp và kết quả hoạt động nổi bật của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ tháng 10-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về ngành Dầu khí” với thời gian triển khai đến hết ngày 3-9-2016. Đây cũng là một hoạt động quan trọng, thiết thực chào mừng kỷ niệm 55 ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2016), góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống vẻ vang của Ngành, đồng thời tiếp tục cung cấp thông tin, định hướng chính xác dư luận xã hội về hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Nội dung cuộc thi không chỉ viết, sáng tác về các kỷ niệm, ký ức, cảm xúc về các hoạt động của Ngành trong 55 năm qua mà còn có thể đề cập đến những thực tế hiện tại và những suy nghĩ, sáng kiến, giải pháp cho sự phát triển của Tập đoàn trong tương lai.

Để góp phần vào thành công chung của Cuộc thi, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề nghị các tổ chức, đơn vị cùng phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

Các tổ chức chính trị xã hội của Tập đoàn (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) đôn đốc tổ chức trực thuộc tham gia trên tinh thần mỗi tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh trực thuộc đều có đoàn viên, hội viên có tác phẩm gửi tham gia Cuộc thi.

Các tổ chức đoàn thể (Hội Dầu khí Việt Nam, Ban Liên lạc Hưu trí Dầu khí, Hội Doanh nhân trẻ Dầu khí) hướng dẫn, khuyến khích các hội viên dành thời gian viết bài, sáng tác và/hoặc tổng hợp các tư liệu, hình ảnh về hoạt động trước đây về Tập đoàn để gửi tham gia Cuộc thi.

Các đơn vị: Vietsovpetro, PVEP, PVGas, PVDrilling, trên cơ sở kết quả hoạt động của các câu lạc bộ sáng tác và các cuộc thi do đơn vị tổ chức trong thời gian vừa qua, lựa chọn, tổng hợp và gửi các tác phẩm có chất lượng đã tham gia cuộc thi do đơn vị tổ chức về Ban Tổ chức cuộc thi để tiếp tục tham gia cuộc thi của Tập đoàn (đầu mối là Báo Năng lượng Mới theo hướng dẫn trong Thể lệ cuộc thi).

Các đơn vị thành viên còn lại tiếp tục tổ chức thông báo, phổ biến Kế hoạch tổ chức và Thể lệ cuộc thi tới các cấp tổ chức, đơn vị trực thuộc để kêu gọi, khuyến khích toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động Dầu khí tham gia các nội dung cuộc thi phù hợp. Vào thời hạn kết thúc cuộc thi (ngày 3-9-2016), đề nghị các đơn vị gửi báo cáo về việc tuyên truyền, kêu gọi và kết quả tham gia cuộc thi của CBCNV thuộc đơn vị mình về Ban Tổ chức cuộc thi để đánh giá về việc triển khai cuộc thi ở đơn vị mình.

Báo Năng lượng Mới tăng cường tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi cũng như thường xuyên cập nhật, đăng tải công khai trên báo điện tử Petrotimes.vn những tác giả, tác phẩm tham gia cuộc thi.
 

Danh sách các bài dự thi và đường link

1) Bir Seba - dự án kỳ lạ 

2) Ký ức tìm dầu trên sa mạc lửa

3) Bóng hồng ở Bir Seba

4) Bản lĩnh Petrovietnam ở Sahara

5) Màu cờ sắc áo của Việt Nam trên Sa mạc lửa

6) Người thầy của nhiều cán bộ kỹ thuật ngành Dầu khí

7) 43 năm ấy biết bao ân tình

8) Cái giá cho mỗi giọt dầu

9) Tâm huyết Đinh Văn Ngọc

10) Hợp tác quốc tế giữa Viện Dầu khí và HalliBurton

11) Vào Dung Quất nghe kể chuyện làm khoa học (Kỳ 1)

12) Vào Dung Quất nghe kể chuyện làm khoa học (Kỳ 2)

13) Việc hôm nay không để ngày mai

14) Một đời đam mê với nghề

15) Một lần đến thăm BP

16) Chuyện kể về Đại Hùng Queen

17) Không sống hoài, sống phí

18) Những quyết định không có tiền lệ

19) Bài 1: “Đi nhanh” trong gió đổi mới

20) Bài 2: Luồng sinh khí biển làm đổi thay cực Nam Tổ quốc

21) Bài 3: Đồng xanh từ dòng sữa biển mẹ

22) Bài 4: Thế đứng trên biển

23) Tuổi trẻ ở những giếng dầu

24) Ngọn lửa trên những công trình khí

25) Sức hút chàng SV giỏi vật lý

26) Tây Bắc không xa xôi

27) Một lần đến Texas

28) Tiếp xúc cử tri trên giàn khoan

29) Dựa vào nhau để cùng... cất cánh (Kỳ 1)

30) Dựa vào nhau để cùng... cất cánh (Kỳ 2)

31) Gặp người “giữ máu” cho giếng khoan

32) Khoa học không có biên giới

33)Ngành Dầu khí trong tôi

34)Dấu mốc khơi nguồn nội lực

35) Một thời chưa xa

36) Kỷ niệm bình minh

37) Về chuyện tiếp quản tài liệu dầu khí năm 1975

38) Đại thắng mùa xuân và cảm nhận của người Dầu khí

39) Những người bạn, người thầy xứ Bạch Dương

40) Không lùi bước vì nhà máy thân yêu

41) Chuyện ghi trên tàu sao Thủy

42) GCAP - phía sau một thành công

43) Chế ngự Bạch Hổ và thành quả đưa dòng khí công nghiệp về bờ (Kỳ 1)

43) Chế ngự Bạch Hổ và thành quả đưa dòng khí công nghiệp về bờ (Kỳ 2)

43) Chế ngự Bạch Hổ và thành quả đưa dòng khí công nghiệp về bờ (Kỳ 3)

44) Chế ngự Bạch Hổ và thành quả đưa dòng khí công nghiệp về bờ (Kỳ 4)

45) Khí đốt, những kỷ niệm ngày đầu đáng nhớ (Kỳ 1)

46) Khí đốt, những kỷ niệm ngày đầu đáng nhớ (Kỳ 2)

45) Tri ân 'cây đại thụ' của ngành Dầu khí Việt Nam

46)Ấn tượng về chuyến cứu trợ miền Trung

47) Nhớ những ngày đầu vào Nam tìm dầu

48) Tìm lại chứng nhân lịch sử của mối quan hệ hợp tác Việt - Nga trong ngành dầu khí

49) Nghề gọi dòng thử vỉa

50) Có một người “yêu” giàn khoan

51) Cái giá cho mỗi giọt dầu

52) Trước hết cán bộ phải gương mẫu

53) Vietsovpetro và ký ức về DK 1-1 (Kỳ 1)

54) Vietsovpetro và ký ức về DK 1-1 (Kỳ 2)

55) Ghi chép dọc đường thực địa với IDEMITSU

56) Trải nghiệm một hoạt động hợp tác

57) Người lính gắn bó với ngành Dầu khí

58) Nhớ mãi hai lần đầu tiên (Kỳ 1)

59) Nhớ mãi hai lần đầu tiên (Kỳ 2)

60) Nhớ mãi hai lần đầu tiên (Kỳ 3)

61) Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng

62) Ký ức về Copenhaghen

63) Những ngày đầu thành lập Tập đoàn - Hồi ức của TS Lê Xuân Vệ

64) Người góp phần tái hiện lịch sử hình thành và di cư dầu khí các bể trầm tích ở Việt Nam

65) Biển Đông 01 là trường học lớn!

66) Ký ức khó phai về những công trình biển

67) Nguyên Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Hà Duy Dĩnh: Hãy cống hiến hết mình đi

68) Một đời gắn bó với tổ chức Đảng và Công đoàn

Các tác giả đã gửi ảnh dự thi 

1. Nguyễn Như Phong: 10 ảnh

2. Nguyễn Tiến Dũng: 9 ảnh

3. Thiên Thanh: 5 ảnh

4. Bảo Sơn: 7 ảnh

5. Hiền Anh: 10 ảnh

6. Phúc Thái: 6 ảnh

7. Nguyễn Hiển: 10 ảnh

8. Nguyên Phương: 11 ảnh

9. Vương Hữu Quốc Thái (Vietsovpetro) : 7 ảnh

10. Bùi Minh Trí (Vietsovpetro): 18 ảnh

11. Nguyễn Hồ Cầm (PV Gas): 40 ảnh

12. Hồ Đắc Thành (PV Gas): 15 ảnh

13. Phạm Hoài Nam (PV Gas): 25 ảnh

14. Lại Lâm Tùng (PV Power Cà Mau): 35 ảnh

15. Huy Hùng (TTXVN): 50 ảnh (5 chùm)

16. Lê Minh Đức (PVShipyard): 1 ảnh

17. Đức Chính (BSR): 16 ảnh

18. Mạnh Hưng (BSR): 16 ảnh

19. Lê Ngọc Tiến (PVD Offshore): 18 ảnh

20. Ngọc Lâm (BSR): 67 ảnh (5 chùm)

21. Chùm ảnh các tác giả từ Vietsovpetro: 11 ảnh

22. Bùi Thái Dũng: 3 ảnh

23. Trần Xuân Quang (PVC): 7 ảnh

24. Nguyễn Chính Tiến (Vietsovpetro): 5 ảnh

Ban Tổ chức