Trên lúa

  • Các tỉnh Bắc bộ: Bệnh bạc lá tiếp tục hại tăng trên giống nhiễm, diện tích bón thừa đạm, bón đạm muộn. Chuột, bệnh khô vằn, bọ xít dài, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép… tiếp tục gây hại.
  • Các tỉnh Bắc Trung bộ: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn đầu vụ.
  • Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Xuân Hè giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt.
  • Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Ngoài ra cũng cần lưu ý bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.  

Trên cây trồng khác

  • Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, bệnh thối nhũn vi khuẩn... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.
  • Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ.... tiếp tục hại; bệnh chảy gôm, bệnh loét... tiếp tục gây hại trên các vườn cây già cỗi.
  • Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
  • Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp... tiếp tục gây hại.
  • Cây mía: Bệnh trắng lá, sâu non xén tóc… gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch.
  • Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
  • Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt... tiếp tục gây hại.
  • Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... tiếp tục gây hại.

Theo Cục BVTV