Nguy hiểm hơn, các nghiên cứu cho thấy, tập đoàn rầy đang có biểu hiện kháng thuốc đối với một số hoạt chất trừ rầy.
Rầy nâu và rầy lưng trắng kháng với rất nhiều hoạt chất trừ sâu phổ biến
Trước tình hình gây hại cho sản xuất lúa của bệnh lùn sọc đen (do rầy lưng trắng là đối tượng trung gian truyền bệnh), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cùng các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện hội thảo khoa học "Tính kháng của rầy hại lúa và kỹ thuật quản lý tính kháng; đánh giá công tác chỉ đạo phòng, chống bệnh lùn sọc đen".
Đến từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Hồ Thị Thu Giang và các cộng sự đã chỉ ra rằng, rầy nâu và rầy lưng trắng đã kháng rất nhiều hoạt chất trừ sâu phổ biến trên thị trường. Như tại Hưng Yên, rầy nâu đã kháng 10/11 hoạt chất; rầy lưng trắng đã kháng 4/11 hoạt chất. Tại Thái Bình, rầy nâu đã kháng 9/9 hoạt chất; rầy lưng trắng kháng 3/9 hoạt chất. Tại Nghệ An, rầy nâu đã kháng 7/10 hoạt chất, rầy lưng trắng đã kháng 2/8 hoạt chất.
Và nghiên cứu cũng cho thấy, trong một lần phun thuốc, phần lớn nông dân sử dụng hỗn hợp từ 2 - 3 loại thuốc. Tỷ ệ số hộ nông dân tăng liều lượng từ 1,5 - 2 lần so với khuyến cáo tại một số tỉnh miền Nam (42,92%), miền Bắc (26,25%) và miền Trung (28,33%).
Rất may là theo TS Tạ Hoàng Anh (Viện Bảo vệ thực vật), đánh giá hiệu quả trừ rầy của một số hoạt chất cho thấy, Triflumezopyrim 106g/lít (DuPontTMPexenaTM106SC) có khả năng lưu dẫn tốt, giữ được hiệu quả trừ rầy cao đến rất cao trong điều kiện rầy nở gối lứa kéo dài và không ảnh hưởng xấu đến quần thể thiên địch cũng như sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Đồng quan điểm với TS Tạ Hoàng Anh, trong một nghiên cứu khác, Th.S Nguyễn Tuấn Lộc (Trung tâm Bảo vệ thực vật khu 4 – Cục Bảo vệ thực vật), hoạt chất Triflumezopyrim có hiệu lực trừ rầy lưng trắng nhanh, hiệu quả và kéo dài đã làm giảm tỷ lệ cây lúa bị lùn sọc đen đáng kể, dẫn đến sự khác biệt rõ rệt với năng suất cuối cùng. Các công thức phun thuốc kháng đều giảm năng suất rõ rệt từ 40 - 86% so với năng suất ở công thức phun DuPontTMPexenaTM106SC.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết: Vụ mùa năm 2017, bệnh lùn sọc đen đã bùng phát trên 22 tỉnh, thành, khiến hơn 62.000 ha lúa bị thiệt hại giảm năng suất.
Vụ mùa 2018, Tập đoàn Lộc Trời phối hợp với 2 tỉnh bị thiệt hại nặng bởi bệnh lùn sọc đen là Thái Bình, Nghệ An xây dựng các mô hình quản lý rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hại lúa. Sau gần 1 năm nghiên cứu, bám sát đồng ruộng và chỉ đạo quyết liệt đã bước đầu cho những kết quả đáng ghi nhận.Ở
xã Đông Quý, huyện Tiền Hải (Thái Bình), nơi được coi là “rốn bệnh lùn sọc đen”. Vụ mùa năm 2017, dịch hại này đã xóa sổ hầu hết diện tích lúa trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nhờ việc áp dụng các biện pháp quản lý rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen như xử lý hạt giống, phun tiễn chân mạ, phun thuốc trừ rầy ở giai đoạn đầu của cây lúa khi cần thiết đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ bệnh lùn sọc đen thấp hơn rất nhiều so với ruộng đối chứng ngay bên cạnh.
MINH PHÚC (Nông Nghiệp VN)