Ruộng thí nghiệm bộ sản phẩm Đạm Cà Mau cho cây lúa 

Qua Chương trình, Đạm Cà Mau mong muốn giúp bà con trải nghiệm bộ sản phẩm chất lượng cao, nắm vững quy trình bón phân, dần dần thay thế thói quen bón phân chưa hợp lý, so sánh thực tế hiệu quả từ mô hình này với tập quán canh tác trước nay, từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm cho sản xuất nông nghiệp.

Trong khuôn khổ 1 năm, kể từ tháng 7/2018, Đạm Cà Mau sẽ cung cấp trọn bộ phân bón cho nông dân và xã viên trong HTX nguồn phân bón của Đạm Cà Mau với lượng bón vừa đủ cho từng giai đoạn trong suốt mùa vụ, bao gồm các sản phẩm: N.Humate+TE 28-5, N46.Plus, NPK 16-16-8+TE, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau. Đồng thời, công ty cũng cử kỹ thuật viên đến tận nơi để hướng dẫn, giúp thay đổi tập quán canh tác cũ, tư vấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân hiệu quả.

Ông Lê Văn Vui, Chủ nhiệm HTX Mãng Cầu gai (xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, từ lâu vấn đề bón phân cải thiện mùa màng, đất đai luôn được người nông dân và cán bộ nông nghiệp địa phương quan tâm hàng đầu. Hiện nay còn rất nhiều hộ nông dân chưa được tiếp xúc với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, vẫn giữ thói quen canh tác cũ bón thừa phân, gây hại cho đất.

     Kỹ sư Đạm Cà Mau tư vấn cách bón cây ăn trái tại hợp tác xã mãng cầu gai

Do đó, sự hỗ trợ của Đạm Cà Mau sẽ giúp bà con trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao, từ đó dần dần làm quen với phương thức canh tác hiện đại, góp phần tăng năng suất cây trồng, giúp mang lại cuộc sống bền vững cho người dân địa phương.

Thực tế chứng minh, sau 3 tháng triển khai chương trình với 3 đợt bón phân, một số mô hình trồng lúa và cây ăn trái tại các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang đã tổ chức họp nhóm nông dân để công bố kết quả trình diễn. Nhận xét của nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm cho thấy, màu xanh bền, lá bóng mượt, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế đổ ngã, năng suất cao hơn.

Được biết, trong nhiều năm qua, Đạm Cà Mau đã nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giảm thiểu tác hại cho đất, cho môi trường. Đồng thời, đồng hành, hướng dẫn kỹ thuật tối ưu cho người nông dân, giúp bà con có được mùa vàng bội thu./.

Minh Thi (Chinhphu.vn)