Sau đợt IPO đình đám với gần 129 triệu cổ phần được nhà đầu tư xếp hàng mua hết. Ngày 31/3, Đạm Cà Mau chính thức chào sàn, niêm yết 529,4 triệu cổ phiếu với giá 14.500 đồng/cổ phiếu. Trong lúc thị trường đang đỏ lửa thì mức giá trên chưa chắc đã hấp dẫn, nhưng nhiều người nhận định mức giá trên vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư mới, vì chỉ bằng nửa giá của đối thủ cạnh tranh là DPM.

Sau đợt IPO đình đám với gần 129 triệu cổ phần được nhà đầu tư xếp hàng mua hết. Ngày 31/3, Đạm Cà Mau chính thức chào sàn, niêm yết 529,4 triệu cổ phiếu với giá 14.500 đồng/cổ phiếu. Trong lúc thị trường đang đỏ lửa thì mức giá trên chưa chắc đã hấp dẫn, nhưng nhiều người nhận định mức giá trên vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư mới, vì chỉ bằng nửa giá của đối thủ cạnh tranh là DPM.

Theo ông Bùi Minh Tiến - Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau - việc chọn mức giá tham chiếu trên là hợp lý, bởi Đạm Cà Mau (DCM) là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất phân đạm Urê. Năm qua, công ty có kết quả kinh doanh khá tốt, lợi nhuận tăng mạnh nên được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng trong thời gian tới.

Tiên phong trên thị trường

Đạm Cà Mau là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân đạm Urê hạt đục duy nhất trong cả nước. Với mức vốn điều lệ ban đầu là 5.294 tỷ đồng, PVN đang nắm giữ 75,56% vốn điều lệ. Vốn hoá tính theo giá tham chiếu chào sàn đạt gần 7.700 tỷ, thuộc đơn vị có vốn hoá lớn trên HSX, được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và các quỹ ETF để ý.

Vừa qua, một doanh nghiệp Nhật Bản là Mitsui & Co. Ltd Việt Nam đã tỏ ý muốn làm cổ đông chiến lược của Đạm Cà Mau. Theo kế hoạch, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 51% tại DCM bằng cách bán 24,36% cổ phần cho đối tác chiến lược.

Mitsui muốn hợp tác, trao đổi với PVN và các đơn vị thành viên của tập đoàn về các công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, quản trị các dự án sản xuất phân bón và hóa chất thuộc thế mạnh của Mitsui.

Thực tế, thị trường Urê trong nước đang dư thừa và cạnh tranh khá quyết liệt. Năng lực sản xuất phân Urê trong nước trong năm 2014 là 2,34 triệu tấn/năm, gồm: Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc nâng công suất lên 500.000 tấn/năm, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm đường xuất khẩu hoặc tìm kiếm đối tác chiến lượng để đưa ra nước ngoài.


Cổ phiếu của Đạm Cà Mau chỉ bằng nửa giá của đối thủ cạnh tranh là DPM.

Hiện tại, với công suất trên, Đạm Cà Mau đang chiếm gần 8% thị phần phân bón cả nước và 40% thị phần Urê nội địa. Đặc biệt, tại các thị trường ĐBSCL là nơi có nhu cầu tiêu thụ Urê và sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, thị phần của Đạm Cà Mau đứng số 1 và đang tiếp tục duy trì vị thế này so với đối thủ cạnh tranh.

Tại thị trường Đông Nam bộ, Đạm Cà Mau có thị phần thứ hai, chỉ sau Đạm Phú Mỹ và tại Campuchia, Đạm Cà Mau có thị phần lớn nhất trong khi tiềm năng phát triển nông nghiệp của nước này không ngừng gia tăng và nhu cầu tiêu thụ urê tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới với quy mô đạt 400.000-500.000 tấn/năm vào năm 2018.

Tăng trưởng ổn định

Đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản của DCM đạt hơn 15.390 tỷ, là đơn vị có quy mô tài sản hàng đầu trong ngành phân bón cả nước. Qua phân tích ở trên, Đạm Cà Mau có rất nhiều lợi thế và là một doanh nghiệp lớn trong ngành, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Chứng khoán BVSC nhận định, mức giá 14.500 đồng chào sàn của DCM không phải quá hấp dẫn. Thị trường vẫn ngóng chờ quyết định của nhà đầu tư trong phiên giao dịch đầu tiên 31/3 của Đạm Cà Mau.

Cuối năm 2014, khi DCM bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nhà đầu tư tham gia rất đông (hơn 1.300 cá nhân và tổ chức). Lúc ấy, người ta kỳ vọng rất lớn vào sự "sinh sau, đẻ muộn" của Đạm Cà Mau là nhà sản xuất phân đạm hạt đục duy nhất ở Việt Nam.

Với nhiều ưu điểm như dễ phối trộn với các loại phân bón khác để bón kết hợp, dễ bảo quản, ít gây bụi… Công nghệ chính là ưu thế của Đạm Cà Mau, khi người nông dân đã quen và tin dùng ure hạt đục, chính người nông dân đã tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho Đạm Cà Mau.

Ở các vùng tiêu thụ trọng điểm như đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi, nên Đạm Cà Mau phát huy tối đa thế mạnh, giảm thiểu chi phí logistic, duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường.

Đạm Cà Mau đã vận hành ổn định, đạt công suất thiết kế trong thời gian ngắn, tạo đà phát triển đi lên. Trong suốt 3 năm 2012 -2014, Đạm Cà Mau luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt từ 15-20%.

Theo kế hoạch, năm 2015, DCM đạt doanh thu 5.583 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 662 tỷ đồng. Giá urê đang trên đà giảm, cung vượt cầu, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong khi đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục nhưng các chi phí nguyên liệu vẫn ổn định. Đạm Cà Mau được Chính phủ đảm bảo cơ chế giá khí để hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón với mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 12%/năm đến năm 2018.

Trong quý I, DCM đã sản xuất được gần 200.000 tấn ure và đưa ra thị trường hơn 190.000 tấn đem đến doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy năng lực và triển vọng của Đạm Cà Mau. Vì vậy, cổ phiếu này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đạt kết quả kinh doanh ấn tượng từ sản xuất, tiêu thụ đến doanh thu và lợi nhuận.

Hiện nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này đã ổn định quanh mức hơn 2 triệu tấn/năm. Hơn nữa, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy sự khó khăn trong lĩnh vực này.Vì vậy, để duy trì đà tăng trưởng gần 15% là nỗ lực rất lớn, cho nên nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào nắm giữ lâu dài.
Lê Thuận