BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2024

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN NĂM 2025

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG UREA

UREA SẢN XUẤT NĂM 2025 ƯỚC ĐẠT

~

triệu tấn

Sản xuất toàn cầu dự báo sẽ đạt khoảng 190 triệu tấn trong năm 2025 do sản lượng tăng từ Trung Quốc, Trung Đông, Nga, Bắc Phi. Nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ tăng khoảng 2-3% nhờ sự hồi phục trong ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển trong bối cảnh giá nông sản chính có dấu hiệu khởi sắc hơn, giúp nông dân cải thiện khả năng chi trả phân bón và vật tư đầu vào tốt hơn.

Urea vẫn là phân bón được sử dụng phổ biến nhất, góp phần quan trọng để tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an ninh lương thực. Tăng trưởng dân số toàn cầu yêu cầu năng suất nông nghiệp cao hơn, thúc đẩy nhu cầu đối với urea.

Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm ưu thế trên thị trường urea, đặc biệt ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các chính sách hỗ trợ và trợ cấp của chính phủ cho phân bón thúc đẩy tăng trưởng thị trường này.

Ngành sản xuất urea phụ thuộc nhiều vào khí tự nhiên, do đó sự biến động giá khí tự nhiên có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của các nhà sản xuất. Đồng thời, các chính sách môi trường nghiêm ngặt liên quan đến khí thải nitơ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sử dụng urea, yêu cầu các nhà sản xuất tuân thủ và có thể cần phải điều chỉnh quy trình sản xuất.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG KALI

NHU CẦU KALI TOÀN CẦU NĂM 2025 ƯỚC ĐẠT

0
-
0

triệu tấn

Thị trường kali toàn cầu trong giai đoạn 2025-2026 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, với nhu cầu và giá cả có xu hướng tăng, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến cung ứng và chuỗi cung ứng. Nhu cầu kali toàn cầu năm 2025 sẽ tiếp tục phục hồi theo xu hướng trong năm 2024 với lượng tiêu thụ thế giới ước đạt 68-71 triệu tấn. Nguồn cung phân kali toàn cầu chủ yếu đến từ các nhà sản xuất lớn như Canada, Nga và Belarus. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cung ứng từ các quốc gia này, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung và tăng giá trong một số giai đoạn nhất định.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG DAP

TIÊU THỤ DAP/MAP DỰ KIẾN ỔN ĐỊNH QUANH MỨC

0
-
0

triệu tấn

Sản lượng DAP dự kiến sẽ đạt 52 triệu tấn trong năm 2025, với nguồn cung phục hồi từ Trung Quốc. Tiêu thụ DAP/MAP dự kiến ổn định quanh mức 48 - 50 triệu tấn, động lực dẫn dắt chính đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mỹ với vai trò là các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cung ứng từ các quốc gia như Nga, Bealarus, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung ở một số thời điểm cũng như chính sách hạn chế xuất khẩu DAP của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến nguồn cung ứng trên thị trường. Dự báo, giá DAP/MAP sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2025 do nguồn cung gặp nhiều vấn đề lớn và nhu cầu toàn cầu tiếp tục tăng.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NPK

Sản xuất NPK phụ thuộc nhiều vào giá các nguyên liệu đầu vào như urea, DAP, và kali. Do giá của các nguyên liệu này sẽ quyết định đến giá thành sản xuất NPK cũng như giá bán đầu ra. Nhìn chung, với bối cảnh hiện tại, dự báo giá NPK có chiều hướng tăng cao hơn trong năm 2025 do một số giá nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

NHU CẦU TIÊU THỤ PHÂN BÓN 2025 TẠI VIỆT NAM ƯỚC TÍNH VẪN Ở MỨC

0
-
0

triệu tấn

Thị trường phân bón Việt Nam năm 2025 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ vào các yếu tố như nhu cầu nông nghiệp trong nước và quốc tế, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách thúc đẩy ngành nông nghiệp, khuyến khích chuyển đổi cây trồng và áp dụng phương pháp canh tác bền vững. Nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam ước tính vẫn ở mức 10,5 – 11 triệu tấn mỗi năm.

Từ tháng 7/2025, phân bón chính thức chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%, thay vì không chịu thuế như trước đây. Việc áp dụng thuế VAT này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước nhờ được hoàn thuế VAT đầu vào, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh của phân bón nội địa so với hàng nhập khẩu.

Việt Nam đang mở rộng thị trường xuất khẩu, việc ký kết các hiệp định thương mại và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo cơ hội tăng trưởng cho ngành phân bón Việt Nam trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.