Download Chương 2
CÔNG NGHỆ SỐ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH PHÂN BÓN
Rõ ràng những thay đổi lớn đã và đang diễn ra với tốc độ cấp số nhân mỗi ngày trong lĩnh vực công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ đáng kể cho việc hoàn thiện, nâng cấp các quy trình sản xuất kinh doanh trong ngành phân bón từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh,... điển hình như:

CÔNG NGHỆ TẠO ĐÀ CHO SỰ ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA PVCFC
Tại PVCFC, sự phát triển của công nghệ số tác động lên 4 lĩnh vực chính gồm: trải nghiệm khách hàng, sản phẩm – dịch vụ, hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động giao tiếp - truyền thông, bước đầu mang đến những chuyển biến tích cực cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty trên hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.
Số hóa trải nghiệm khách hàng
Năm 2021 đánh dấu bước đột phá của Phân Bón Cà Mau trong ứng dụng kỹ thuật số vào chăm sóc khách hàng bằng việc ra mắt “Người nhân tạo” Phân Bón Cà Mau tại sự kiện công nghệ trí tuệ nhân tạo “Vietnam Digital Humans Day”. Đây là người kỹ thuật số được tích hợp trí tuệ nhân tạo trong hình ảnh 3D, có thể tương tác với nhà nông như một “kỹ sư” chuyên nghiệp để tư vấn kiến thức về thời tiết, vật nuôi, cây trồng, tình hình dịch bệnh,… hứa hẹn sẽ là đại diện thương hiệu xuất sắc, tiếp tục cùng Công ty phục vụ bà con, phụng sự nông nghiệp nước nhà bền vững. Dự kiến, trong tương lai PVCFC sẽ tích hợp “Người nhân tạo” này vào ứng dụng “2 Nông” nhằm nâng cao trải nghiệm cho bà con.

PVCFC đồng hành cùng khách hàng số hóa trải nghiệm sản phẩm và nâng cao hiệu quả canh tác
Số hóa sản phẩm và dịch vụ
Số hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh

PVCFC đẩy mạnh quá trình số hóa trong các hoạt động quản lý để thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên
Số hóa kênh giao tiếp, truyền thông
Khi các kênh giao tiếp – truyền thông trước đây không còn đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời để phục vụ cho quy trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và Marketing, PVCFC đã lựa chọn CRM nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thông qua hệ thống CRM, PVCFC có thể thu thập dữ liệu, xử lý thông tin khách hàng, giải quyết các khiếu nại đơn giản trong thời gian ngắn nhất thông qua hệ thống truyền thông và chăm sóc khách hàng tự động,… nhằm tạo dựng mối tương tác mật thiết và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, từ đó nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn.
Ngoài ra, PVCFC còn sử dụng hệ thống SAP ERP, Eoffice, HRM, Elearning, Workplace,… để kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong Công ty, giúp thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên.
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA PVCFC GIAI ĐOẠN 2022-2025
Nhìn chung, việc đổi mới công nghệ hướng tới phát triển bền vững là hướng đi đúng đắn, kịp thời và phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành phân bón hiện nay, không chỉ tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt cho PVCFC mà còn mang lại nhiều tác động tích cực cho các bên liên quan và sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, điều này đặt ra không ít thách thức đối với mọi hoạt động của PVCFC, buộc mỗi người lãnh đạo và CBNV phải có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới sáng tạo đối với những diễn biến mạnh mẽ trong cuộc các mạng khoa học kỹ thuật ngày nay.
Với vị thế đầu ngành phân bón ở Việt Nam, PVCFC đã sẵn sàng cho sứ mệnh tiên phong chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025 với các kế hoạch cụ thể sau:
Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm đã qua cùng tinh thần đồng lòng, quyết tâm cho những kế hoạch và chiến lược sắp tới, PVCFC sẽ mở ra thập kỷ mới với nhiều bước đột phá trong ứng dụng CNTT, đưa Công ty vững tiến vươn xa trong những hành trình tiếp theo.