BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN PHÂN BÓN CÀ MAU 2020

BÁO CÁO và đánh giá CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Năm 2020 kinh tế toàn cầu liên tục suy giảm nghiêm trọng trước tình hình bất định của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, những tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, mưa bão lũ lụt ở Miền Trung và Tây Nguyên khiến cho nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân suy giảm mạnh. Trong nửa đầu năm, giá nông sản giảm mạnh và giá dầu giảm kéo theo giá bán urê giảm. Trước tình hình đó, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành PVCFC với tâm thế chủ động, nỗ lực và quyết tâm cao đã đề ra các giải pháp kịp thời, đúng đắn, đặc biệt nỗ lực trong công tác sản xuất, bán hàng, thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm tiết giảm chi phí: đẩy mạnh triển khai chương trình cải tiến, tối ưu hóa, tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao nguyên liệu... giúp công ty hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch chính, đạt được những con số ấn tượng và đảm bảo an toàn cho công tác sản xuất, kinh doanh trước đại dịch.

Lần đầu tiên trên hành trình 9 năm, Nhà máy đã đạt được mức sản lượng sản xuất 934,77 nghìn tấn urê quy đổi, đạt 104% kế hoạch, đạt 107% so với cùng kỳ năm 2019

Lần đầu tiên trên hành trình 9 năm, Nhà máy đã đạt được mức sản lượng sản xuất 934,77 nghìn tấn urê quy đổi, đạt 104% kế hoạch, đạt 107% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng tiêu thụ urê quy đổi đạt 1.008,56 nghìn tấn, đạt 112% so với kế hoạch, đạt 119% so cùng kỳ năm 2019. PVCFC đã nỗ lực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu đi các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brazil. Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2020 đạt gần 300 nghìn tấn.

Tổng doanh thu ước đạt 7.700 tỷ đồng, đạt 112,9% so với kế hoạch, đạt 106% so cùng kỳ năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 716,53 tỷ đồng, đạt 140,8% so với kế hoạch, đạt 156% so cùng kỳ năm 2019.

Công suất trung bình là 109,91% (tính theo công suất xưởng urê). Sản lượng urê quy đổi năm 2020 là 934,77 nghìn tấn, cao kỷ lục kể từ khi nhà máy đưa vào vận hành, đạt 104% so với kế hoạch. Ngày 13/09/2020, Công ty ghi nhận dấu mốc đạt sản lượng sản xuất 7 triệu tấn sản phẩm urê. Nhà máy được nhà bản quyền Haldor Topsoe đánh giá xếp hạng trong Top 10 nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất thế giới.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm tại hầu hết các khu vực do hạn mặn, thiếu nước… nhưng PVCFC vẫn giữ vững được thị phần tiêu thụ tại các thị trường mục tiêu. Đẩy mạnh xuất khẩu để xâm nhập và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại các khu vực Châu Á khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và Brazil…

Không ngừng đầu tư, hoàn thiện tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối thông qua việc rà soát, bổ sung thêm khách hàng tại các khu vực. Từng bước áp dụng hình thức đại lý thương mại hưởng hoa hồng vào công tác kinh doanh sản phẩm mới, NPK.

Công tác chuẩn bị thị trường cho sản phẩm NPK Cà Mau tiếp tục được thực hiện. PVCFC đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ra mắt ngay khi có sản phẩm NPK Cà Mau thương mại.

Đối với công tác đầu tư xây dựng, PVCFC luôn chủ động rà soát đánh giá kỹ tất cả dự án đầu tư, hạng mục mua sắm trước khi thực hiện đảm bảo thực sự cần thiết, tính hợp lý và theo thứ tự ưu tiên, tối ưu trong việc sử dụng nguồn vốn. Đối với các dự án đầu tư đang ghi đầu mục PVCFC vẫn tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp đem lại hiệu quả.

Dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm: Tổng tiến độ dự án chậm 1,11% so với kế hoạch do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhà bản quyền không thể trực tiếp tham gia tại dự án mà chỉ phối hợp hướng dẫn từ xa. Hiện tại dự án đã tiến hành chạy thử tạo hạt ở chế độ tải thấp 50% và tiếp tục rà soát theo ý kiến của Nhà bản quyền, đánh giá các điểm sửa đổi sau quá trình chạy thử để điều chỉnh trước khi chạy lại. Tiếp đó cùng với Liên danh nhà thầu tạm nghiệm thu có điều kiện nếu như kết quả kiểm thử (peformantest) đạt yêu cầu, chờ khi dịch Covid-19 đi qua Nhà thầu và Nhà cung cấp được phép qua Việt Nam sẽ tiến hành nghiệm thu chính thức để đưa vào sử dụng.

Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, TVHĐQT Trần Mỹ, KSV Phan Thị Cẩm Hương tiếp tục được cổ đông tín nhiệm bầu tham gia nhiệm kỳ tiếp theo. Các cổ đông cũng đã bầu TVHĐQT Nguyễn Đức Hạnh thay thế ông Trần Chí Nguyện hết nhiệm kỳ, bầu bổ sung ông Lê Đức Quang tham gia thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Năm 2020, PVCFC đã đặt trọng tâm về công tác quản trị doanh nghiệp để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững ổn định, trong đó tập trung:

Công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy của Công ty tinh gọn, giảm đầu mối, tăng hiệu quả hoạt động, phù hợp với thực hiện mục tiêu chiến lược Công ty. Thành lập mới Ban Kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ và Luật Doanh nghiệp mới.

Tập trung thực hiện các giải pháp để tiết giảm, tiết kiệm, triển khai các hoạt động thực sự cần thiết nhằm tiết giảm chi phí.

Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị, bán hàng, các hoạt động tiếp thị truyền thông như ERP, BI, SAP, phần mềm QTRR, e-Office, ký điện tử, app 2 Nông, DMS, nâng cao công tác báo cáo quản trị bằng việc bổ sung phân hệ Báo cáo quản trị và dòng tiền trên hệ thống ERP…

Chủ động chuẩn bị các công việc cần thiết nâng cao giá trị sử dụng vốn, tài sản như xây dựng cơ sở dữ liệu Data Room; thông qua các nhà tư vấn nước ngoài để tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng; đánh giá hệ thống quản trị; đánh giá về độ tin cậy và an toàn hệ thống công nghệ; đóng gói tài sản vô hình, sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực quốc tế.

Tiếp cận và định hướng chuyển đổi báo tài chính hiện tại sang chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Trong năm 2020, HĐQT đã tiếp tục chỉ đạo về định hướng hoạt động nghiên cứu tập trung 3 mảng chính là: nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với chiến lược trong đó có các sản phẩm phân bón hữu cơ, vi sinh; hoạt động thí nghiệm, khảo nghiệm các dòng phân bón và tiến tới phát triển mảng dịch vụ khảo nghiệm, thí nghiệm; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các trường Đại học, Viện nghiên cứu để phát triển chuỗi giải pháp về dinh dưỡng cũng như giải pháp phòng trị bệnh cho cây trồng.

PVCFC thực hiện tốt công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm thông qua việc giao kế hoạch chi phí chi tiết đến từng bộ phận để làm cơ sở kiểm soát, đánh giá việc thực hiện, sử dụng chi phí hợp lý, qua đó giúp Công ty tiết kiệm/tiết giảm được 157,42 tỷ đồng. Trong đó từ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng là 110,21 tỷ đồng, tiết giảm mua mới vật tư thiết bị là 0,61 tỷ đồng, từ tiết giảm chi phí quản lý phân xưởng/chi phí quản lý chung là 46,60 tỷ đồng.

Trong năm 2020 đã thực hiện 4.542 lượt đào tạo, tập trung vào đào tạo nội bộ; Đào tạo nâng cao năng lực cho quản lý cấp cao, quản lý cấp trung trong công tác quản trị rủi ro, kiểm soát điều hành và tài chính; Đào tạo trực tuyến về các giải pháp công nghệ thông tin; Đào tạo thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn/nghiệp vụ; Đào tạo kỹ năng công tác và một số khóa đào tạo chuyên sâu.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ TỪNG THÀNH VIÊN

Hoạt động của HĐQT được thực hiện theo nguyên tắc tập thể, phù hợp với Quy định của pháp luật, Điều lệ và có phân công cụ thể cho các thành viên chuyên trách theo từng lĩnh vực để thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT trước khi HĐQT ra quyết định.

Thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2020, HĐQT đã hoàn thiện hoạt động quản trị phù hợp với Quy chế quản trị Công ty đại chúng, ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản trị.

Thường xuyên xem xét, rà soát đảm bảo các hoạt động của công ty phù hợp với chiến lược phát triển công ty.

HĐQT đã phân công cho từng thành viên HĐQT phụ trách chuyên môn cho từng lĩnh vực, cụ thể như sau:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều lệ Công ty và các văn bản pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của HĐQT Công ty theo Điều lệ Công ty quy định. Giám sát và chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT sau:

  • Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện chiến lược tổng thể;
  • Các kế hoạch SXKD dài hạn;
  • Các dự án đầu tư quy mô lớn thuộc chiến lược phát triển Công ty.

Là đại diện theo pháp luật của Công ty. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ TV HĐQT/Tổng Giám đốc Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức triển khai các công việc sau:

  • Chỉ đạo BĐH triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, văn bản của HĐQT;
  • Công tác xúc tiến đầu tư, phát triển các dự án hợp tác, dự án/doanh nghiệp liên doanh, liên kết vốn của Công ty với các đơn vị khác trong và ngoài nước;
  • Theo dõi hoạt động, chỉ đạo Người đại diện phần vốn của Công ty tại Công ty con trực thuộc - Công ty Cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PPC).

Giám sát và chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT thuộc các lĩnh vực sau:

  • Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch SXKD hàng năm;
  • Công tác tài chính, kế toán, thống kê; quản lý và sử dụng vốn;
  • Công tác đánh giá hiệu quả, triển khai, quyết toán các dự án đầu tư;
  • Công tác xây dựng, sửa đổi, cập nhật hệ thống văn bản quy phạm nội bộ thuộc thẩm quyền HĐQT;
  • Công tác nội chính, văn phòng, các sự kiện liên quan đến việc hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ thuộc thẩm quyền HĐQT;
  • Đảm nhận vai trò Người công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Công tác quản lý các loại cổ phần phát hành, chào bán, huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phần;
  • Công tác chuẩn bị tổ chức các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường của Công ty. Phụ trách công tác quan hệ nhà đầu tư. Trực tiếp phụ trách hoạt động của tổ IR. Phụ trách nội dung Website liên quan đến công tác quan hệ cổ đông;
  • Chỉ đạo công việc tiếp nhận, kiểm tra xử lý và đề xuất xử lý các văn bản đến, văn bản đi của HĐQT.

Giám sát và chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT thuộc các lĩnh vực sau:

  • Thường trực Ban chỉ đạo công tác tái cấu trúc, đổi mới doanh nghiệp, thoái vốn, mua bán sáp nhập (M&A) của Công ty;
  • Giúp Chủ tịch HĐQT theo dõi chung công tác xây dựng chiến lược, cập nhật chiến lược và thực hiện chiến lược;
  • Công tác kinh doanh sản phẩm, thị trường, truyền thông, BigData, công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Công tác phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu Công ty;
  • Công tác vận hành và sản xuất an toàn, hiệu quả của Nhà máy Đạm Cà Mau và các Nhà máy của Công ty con trực thuộc - Công ty Cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PPC). Công tác tối ưu hóa, hợp lý hóa sản xuất. Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
  • Công tác mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho PVCFC (bao gồm công tác mua sắm của các dự án);
  • Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công tác tạo động lực và thu hút nhân tài. Công tác quản trị tri thức;
  • Chính sách cán bộ, đánh giá cán bộ, thi đua khen thưởng/kỷ luật, công tác lương thưởng. Giám sát các vấn đề liên quan đến phúc lợi đối với người lao động;
  • Công tác an sinh xã hội. Hỗ trợ, giúp Ban Lãnh đạo công ty thực hiện công tác đối ngoại, quan hệ với địa phương, các đối tác trong và ngoài nước;
  • Công tác Văn hóa Doanh nghiệp, văn hóa, thể thao. Phụ trách các công việc liên quan đến công tác đoàn thể của HĐQT: công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, BLL hưu trí. Đầu mối liên hệ về công tác Đảng. Phụ trách việc thực hiện quy chế dân chủ của Công ty. Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ Công ty;
  • Giám sát, quản lý phần vốn của PVCFC tại Công ty PPC.

Giám sát và chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT thuộc các lĩnh vực sau:

  • Công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy của Nhà máy Đạm Cà Mau và các Nhà máy của Công ty con trực thuộc - Công ty Cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PPC);
  • Công tác quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật;
  • Công tác nghiên cứu phát triển. Giám sát công tác trích lập, sử dụng hiệu quả và đúng quy định quỹ nghiên cứu khoa học;
  • Công tác Kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, thanh tra, pháp chế, tuân thủ, ISO và quản trị rủi ro. Công tác thanh, kiểm tra với các cơ quan, đơn vị bên trong (nội bộ) và bên ngoài Công ty.
STT Thành viên HĐQT Chức vụ Số buổi họp tham dự Tỷ lệ Lý do không tham dự họp đầy đủ
1 Ông Trần Ngọc Nguyên Chủ tịch HĐQT 14/14 100%
2 Ông Văn Tiến Thanh TV HĐQT 14/14 100%
3 Ông Trần Mỹ TV HĐQT 14/14 100%
4 Ông Nguyễn Đức Hạnh TV HĐQT 9/9 100% Tham gia HĐQT từ 25/6/2020
5 Bà Nguyễn Minh Phượng TV độc lập HĐQT 14/14 100%
6 Ông Lê Đức Quang TV độc lập HĐQT 9/9 100% Tham gia HĐQT từ 25/6/2020
7 Ông Trần Chí Nguyện TV độc lập HĐQT 5/5 100% Hết nhiệm kỳ từ ngày 25/6/2020

Ngoài ra trong năm, HĐQT đã thực hiện việc lấy ý kiến thành viên HĐQT bằng văn bản 67 lần để thông qua Nghị quyết và các nội dung giám sát, chỉ đạo khác trong năm về SXKD.

Các cuộc họp của HĐQT được tiến hành đúng theo Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, quyết định đã tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và thực thi kế hoạch SXKD, rà soát việc thực hiện chiến lược, các dự án đầu tư trọng điểm.

Thành viên HĐQT độc lập của PVCFC đã tham gia đầy đủ các cuộc họp và tham gia cho ý kiến, biểu quyết các vấn đề quyết định của HĐQT. Các ý kiến đóng góp của thành viên HĐQT độc lập trong lĩnh vực được phân công trong năm 2020 đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm cao, đảm bảo sự khách quan và độc lập.

Thành viên HĐQT độc lập đánh giá hoạt động của HĐQT trong năm 2020 tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty được quy định tại Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Quy chế quản trị nội bộ, quy chế hoạt động của Hội đồng Quản trị và các quy định khác của Pháp luật.

HĐQT đã hoạt động tuân thủ các quy định về quản trị công ty niêm yết, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thành viên độc lập HĐQT thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

HĐQT đã hoạt động tuân thủ các quy định về quản trị công ty niêm yết, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để thành viên độc lập HĐQT thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Tháng 12/2020, HĐQT đã thành lập Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT và giao thành viên độc lập HĐQT phụ trách để thực hiện việc kiểm toán các hoạt động của công ty. HĐQT đã phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2021 của Ban KTNB để triển khai thực hiện.

Hiện tại căn cứ nhu cầu hoạt động thực tế, HĐQT chưa thành lập các tiểu ban. Hoạt động của HĐQT được thực hiện theo nguyên tắc tập thể và có phân công cụ thể cho các thành viên chuyên trách theo từng lĩnh vực để thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT, đồng thời giám sát, chỉ đạo, đôn đốc Công ty triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT theo lĩnh vực được phân công.

Tất cả các thành viên HĐQT đều đã được đào tạo về quản trị công ty. Bên cạnh đó, các thành viên HĐQT đã chủ động tham gia các lớp tập huấn, hội thảo… về công tác quản trị công ty, các thông lệ tốt về quản trị công ty trong khu vực và thế giới do Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), viện thành viên HĐQT (VIOD)... tổ chức để kịp thời nắm bắt và cập nhật các quy định, chính sách mới, đáp ứng nhu cầu công việc.

Chi tiết thù lao HĐQT được tổng hợp và thể hiện tại Báo cáo tiền lương, tiền thưởng, thù lao, lợi ích khác của Ban Quản lý Điều hành.

Các chi phí hành chính và chi phí liên quan phục vụ hoạt động HĐQT tuân thủ theo các Quy chế, quy định liên quan của Công ty và được hạch toán theo quy định vào chi phí quản lý chung của Công ty.

Công ty tuân thủ đầy đủ các quy tắc quản trị theo quy chế và các quy định của pháp luật về quản trị công ty niêm yết.

Tháng 06/2020, công ty đã ký hợp đồng mua bao bì của công ty con - Công ty Cổ phần bao bì Dầu khí Việt Nam với tổng giá trị tạm tính là: 177 tỷ (hiệu lực hợp đồng từ ngày 17/06/2020 đến ngày 16/06/2021).

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỚI BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban TGĐ thực hiện chức năng trực tiếp điều hành hoạt động SXKD trên cơ sở các Nghị quyết, quyết định của HĐQT và ĐHĐCĐ. Theo đó, HĐQT đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Ban TGĐ như sau:

Giám sát quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 và việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Tham dự các cuộc họp thường kỳ của BĐH về hoạt động SXKD và giao ban định kỳ hàng tháng/quý nhằm kịp thời hỗ trợ và đảm bảo hiệu quả hoạt động điều hành của Ban TGĐ, bộ máy giúp việc cho Ban TGĐ và Người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn góp của Công ty.

Ngoài các cuộc họp chuyên đề riêng với Ban Điều hành, giám sát một số đơn vị, HĐQT kết hợp với Ban Kiểm soát trong việc kiểm tra, giám sát thực tế nhằm nắm bắt tình hình hoạt động SXKD thực tế của Công ty. Giám sát, trao đổi với các đơn vị kiểm toán độc lập trong quá trình kiểm toán và thực hiện thẩm định các báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.

HĐQT đánh giá Ban Tổng Giám đốc (TGĐ) đã hoàn thành tốt vai trò điều hành SXKD, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, cụ thể như sau:

  • Đã quản lý, điều hành hoạt động SXKD với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo phù hợp với Nghị quyết của ĐHĐCĐ, chỉ đạo của HĐQT và tuân thủ các quy trình, quy định trong hoạt động điều hành Công ty theo đúng Điều lệ, Quy chế quản trị doanh nghiệp cũng như các quy định của Pháp luật có liên quan.
  • Không ngừng cải tiến nâng cao năng lực quản trị chuyên nghiệp, hiện đại, từng bước hoàn thiện các công cụ quản trị từ sản xuất, quản trị tài chính cho đến quản trị rủi ro, quản trị chiến lược.
  • Việc triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược tiếp tục được thực hiện bài bản theo lộ trình với các giải pháp cụ thể, sẵn sàng chuẩn bị cho những tình huống bất lợi hay các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
  • Thường xuyên rà soát, đánh giá chi tiết các dự án đầu tư, kịp thời đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo các dự án được triển khai an toàn, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA PVCFC NĂM 2021

Năm 2021, PVCFC đối diện với hàng loạt những khó khăn thách thức như: đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, biến chủng mới đang lây lan rộng ra nhiều nước dẫn đến các ngành kinh tế chưa thể hồi phục, giá khí có xu hướng tăng trở lại; tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô ở Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục diễn biến khó lường; cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất phân bón trong nước và các nhà nhập khẩu,... Năm 2021 cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự kiện 10 năm hình thành và phát triển của Công ty, chính vì vậy, HĐQT PVCFC đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm như sau:

Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất. Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất urê tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ.

Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh nghiên cứu và sớm đưa ra thị trường các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng chiến lược và lợi thế cạnh tranh của công ty.

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị Công ty trên cơ sở vận dụng các thông lệ tốt nhất để đảm bảo khai thác các nguồn lực hiệu quả, tạo ra các giá trị bền vững cho Công ty.

BÁO CÁO và đánh giá CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2020

Ông Trần Ngọc Nguyên (Chủ tịch HĐQT của PVCFC) trong chuyến tham quan nhà máy Đạm Cà Mau

Khép lại năm 2020 đầy khó khăn thách thức khi kinh tế toàn cầu liên tục bị suy giảm nghiêm trọng do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, còn tại Việt Nam phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, những tác động của hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ, mưa bão lũ lụt ở Miền Trung và Tây Nguyên khiến cho nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân suy giảm mạnh, tồn kho hệ thống cao, giá nông sản giảm mạnh và giá dầu giảm kéo theo giá bán urê giảm trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên nhờ việc sắp xếp bộ máy khoa học và tinh gọn, khả năng ứng biến nhanh, điều hành linh hoạt của đội ngũ Lãnh đạo và đặc biệt nỗ lực trong công tác sản xuất, bán hàng, thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm tiết giảm chi phí: nỗ lực trong công tác duy trì vận hành nhà máy ổn định ở công suất cao, đẩy mạnh triển khai chương trình tối ưu hóa, tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao nguyên liệu cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu urê, cải tiến trong hoạt động... qua đó giúp công ty hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài chính, đạt được những con số ấn tượng, cụ thể: